Bài viết này được trích dịch từ bài “Lý Lương Tùng: Xu thế phát triển và lối ra cho y học cổ truyền“.
Lý Lương Tùng sinh năm 1963, hiện là Viện trưởng Viện quốc học Đại học Trung y Bắc Kinh, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu, giảng dạy.
Nhớ hồi còn nhỏ, vào khoảng cuối những năm 60 – đầu những năm 70 của thế kỷ trước, vì sống ở nông thôn nên điều kiện chăm sóc y tế và chữa bệnh vẫn còn thiếu thốn rất nhiều. Hồi ấy, giao thông chưa thuận tiện mà kinh tế thì cũng túng thiếu. Vì vậy, nói chung, hễ mắc bệnh nhẹ thì ai cũng tự mình tìm cách chữa trị (còn như bệnh nặng thì mới tìm đến thầy thuốc và bất đắc dĩ lắm mới đi bệnh viện).
Do đó, trong nhà tôi thường có sẵn 30 loại thảo dược để phòng khi cảm mạo, ho suyễn, trúng nắng phát nhiệt, nhức đầu hay gặp các vấn đề về đường ruột, dạ dày (như tiêu chảy, táo bón)… thì cũng có thể tự mình chữa trị. Rõ ràng, hiệu quả chính xác của các biện pháp khi ấy không thể so bì cùng các loại thuốc hóa học hiện đại ngày nay.
Có một lần, cánh tay của tôi bị đứt, da thịt lồi ra, máu tuôn trào. Thế nhưng, chỉ dùng trữ ma hoa (một vị thuốc bôi ngoài da) trong mấy ngày liền thì đã tốt lên nhiều.
Còn như gặp lúc ôn dịch thì các bậc trưởng bối trong nhà lập tức hội họp, dùng một loại nước thơm đặc biệt của người Khách Gia chúng tôi để phòng trị (người Khách Gia – 客家, hay còn gọi là người Hakka, người Hẹ).
Đầu tiên là lấy nước đun sôi để cho ấm lại, đổ vào cối giã thuốc. Sau đó, lấy một ít đàn hương, một ít bạch chỉ rồi mài cho thuốc hòa lẫn vào nước và uống. Cứ mỗi ngày, chúng tôi uống một lần và uống nhiều ngày như thế thì về cơ bản sẽ không bị nhiễm bệnh.
Nhưng bây giờ có còn ai dùng nữa không? Bạn còn dám dùng không?
Đầu tiên là các nước phương Tây không thể hiểu nó (nguyên lý chữa bệnh của Đông y). Thêm vào đó, cũng không có ai đề xuất nên dự phòng sẵn các rổ thuốc, hộp thuốc cổ truyền trong nhà.
Lẽ nào là do tự nhiên mà các giá trị truyền thống lại bị tụt hậu sao? Đây là điều đáng cho chúng ta suy ngẫm lại. Vì vậy, đối với sự phát triển và lối ra cho y học cổ truyền, tôi có mấy đề xuất sau đây…
Nguồn: 李良松:中医的发展趋势和出路, https://column.chinadaily.com.cn/a/202003/15/WS5e6dbe37a3107bb6b57a6946.html
Lưu ý: Không nên tự ý áp dụng bài thuốc trên đây. Trong mọi trường hợp, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc về liều lượng và những lưu ý khi dùng.
Xem thêm: Các bài thuốc chữa bệnh từ gỗ đàn hương