Đàn hương là cây hương liệu, dược liệu quý được Viện đàn hương nhân giống thành công từ năm 2014. Hiện tại, cây đàn hương đã được trồng thử nghiệm trên nhiều tỉnh thành cả nước.
Đàn hương có nhiều loại như bạch đàn, tử đàn, hoàng đàn…, trong đó, bạch đàn (đàn hương trắng Ấn Độ – Santalum album) là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nội dung chính ⇒
Các bài thuốc có dùng lõi đàn hương
1. Bài thuốc “Sâm hương tán”
Công dụng:
- Điều trị các chứng hư tổn, tâm khí suy, phù, khó ngủ.
- Điều trị đổ mồ hôi trộm, di mộng tinh, miệng họng khô, ăn uống ít.
Thành phần:
- Đàn hương, đinh hương, mộc hương (mỗi vị 10 g).
- Quất hồng, sa nhân, can khương, ô dược (mỗi vị 20 g).
- Bạch phục linh, bạch truật, hoàng kỳ, sơn dược, nhân sâm, thạch liên nhục (mỗi vị 40 g).
- Chích thảo và trầm hương (mỗi vị 30 g).
Cách dùng: Tán thành bột, mỗi ngày uống 32 g bột này (uống với nước sắc gừng và táo).
2. Bài thuốc “Đinh quế hương tán”
Công dụng:
- Điều trị chứng ngực đau nhói, môi mặt tím tái.
- Dùng cho bệnh nhân bị chứng dương hư hàn trệ (với các biểu hiện như sợ lạnh, chân tay mát lạnh, gặp lạnh thì phát bệnh).
Thành phần:
- Lõi bạch đàn hương (0, 5 g)
- Đinh hương (1, 5 g)
- Nhục quế (1 g).
Cách dùng:
Tán các vị thuốc trên thành bột rồi chia thành hai lần uống trong ngày (chú ý liều lượng cho bài thuốc này rất thấp, không nên dùng quá liều).
3. Bài thuốc “Ích tâm định chí thang”
Công dụng:
- Điều trị khí âm đều hư, chức năng thần kinh bị rối loạn.
- Điều trị ngủ không ngon giấc.
Thành phần:
- Bạch đàn hương, ngũ vị tử (mỗi vị 5 g).
- Tế sa nhân (3 g).
- Ngọc cát cánh, toan táo nhân, viễn chí (nướng) (mỗi vị 6 g).
- Đương quy (thân) (10 g).
- Đoạn mẫu lệ, tử đan sâm (mỗi vị 12 g).
Cách dùng: Sắc lấy nước uống.
4. Bài thuốc “Rượu hồng mao”
Công dụng:
- Làm khỏe tỳ vị, làm ấm cơ thể.
- Điều trị chứng thấp lạnh.
- Điều trị tình trạng khoang bụng có những khối cứng gây tắc nghẽn, làm ứ đọng khí trong lá lách, dạ dày.
- Điều trị đau bụng, chán ăn, tiêu hóa kém.
Thành phần:
- Đàn hương, mộc hương (mỗi loại 2 g).
- Sa nhân, bạch chỉ, câu kỷ, phật thủ (mỗi loại 10 g).
- Trầm hương (4 g).
- Sơn dược, đậu khấu trắng, đậu khấu đỏ, thảo đậu khấu, lương khương, quế chi, công đinh hương, linh lăng hương, nhục đậu khấu (mỗi loại 6 g).
- Nhục quế, trần bì (mỗi loại 20 g).
- Hồng khúc (16 g).
- Đương quy (30 g).
- Mật ong (1560 g).
- Đường phèn: 416 g.
- Rượu trắng: 5, 2 kg.
Cách điều chế:
Cho hai mươi vị thuốc trên vào túi vải (không tính mật ong, đường phèn và rượu), ngâm trong rượu rồi đun sôi đến khi sủi bọt thì cho thêm mật ong và đường phèn vào.
Liều lượng:
Uống nóng với lượng thích hợp theo chỉ định của thầy thuốc (tùy tình trạng bệnh).
5. Bài thuốc “Tứ bạch tán”
Công dụng:
- Điều trị huyết hư phát sốt, đổ mồ hôi trộm.
- Chán ăn uống, gầy ốm.
- Điều trị chứng đau chân khiến người bệnh không đi đứng được.
Thành phần:
- Đàn hương và trầm hương (mỗi vị 10 g).
- Bạch biển đậu, chích thảo, bạch khấu, nhân sâm, bạch linh, ô dược, bạch truật (mỗi vị 20 g).
- Ích trí nhân, hậu phác, hoàng kỳ, hoắc hương, trần bì (mỗi thứ 40 g).
- Bạch thược (60 g).
Cách điều chế và liều lượng:
Tán các vị thuốc trên thành bột để uống dần. Mỗi ngày, lấy 12 g bột này sắc chung với 3 lát gừng và 1 quả táo Tàu, uống khi nước còn ấm.
6. Bài thuốc “Bình vị sơ can chỉ thống thang”
Công dụng:
- Sơ can, thanh hỏa, hòa vị, giảm đau.
- Điều trị đắng miệng, rêu lưỡi nhớt (do can uất hóa hỏa).
Thành phần:
- Bạch đàn hương, cam thảo (mỗi loại 3 g).
- Bạch truật, hậu phác, huyền hồ, xuyên luyện tử, phục linh (mỗi loại 9 g).
- Chỉ xác, hương phụ, bạch khấu nhục, sài hồ (mỗi loại 6 g).
- Cốc nha và mạch nha (mỗi loại 15 g).
Cách dùng: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Xuyên luyện tử hơi độc nên cần chú ý về liều lượng. Tham khảo ý kiến thầy thuốc khi dùng bài thuốc này.
7. Bài thuốc “Tào thị thông dương quyên thống thang”
Công dụng:
- Ôn dương, ích khí, hoạt huyết, giảm đau.
- Điều trị đau vùng ngực, chất lưỡi tía tối.
Thành phần:
- Bạch đàn hương (5 g).
- Quế tâm và Bắc tế tân (mỗi vị 3 g).
- Khương hoàng và cam thảo chích (mỗi vị 6 g).
- Sinh địa hoàng và đan sâm (mỗi vị 12 g).
- Xuyên khung, huyền hồ, đảng sâm và quy vĩ (mỗi vị 10 g).
Lưu ý gia giảm: Nếu vùng tim đau thắt thì gia bạch thược 10 g, cát căn 10 g, từ thạch 20 g.
8. Bài thuốc “Thược dược cam thảo thang”
Công dụng: Điều trị thận hư, đau lưng.
Thành phần:
- Cam thảo, đàn hương, hồi hương, nga truật, nguyên hồ (mỗi loại 10 g).
- Điều cầm (hoàng cầm), mạch môn, vân linh (mỗi loại 16 g).
- Bạch thược, trân châu (mỗi vị 30 g).
Cách dùng: Sắc uống.
9. Bài thuốc “Rượu thủ ô địa hoàng”
Công dụng:
- Dưỡng tim, dưỡng tỳ.
- Ích tinh huyết.
- Điều trị đau vùng eo.
- Điều trị mất ngủ, ù tai, đầu óc choáng váng.
- Điều trị chứng tâm trí lo lắng bất an, không thiết ăn uống.
Thành phần:
- Đàn hương (9 g)
- Nhục quế, đương quy (90 g)
- Hà thủ ô, bo bo, câu kỷ tử (120 g)
- Thục địa (240 g)
- Rượu trắng (10 kg rượu).
Cách điều chế:
Lấy các vị thuốc trên tán vụn, cho vào túi vải sạch và buộc kín. Sau đó, để cả túi vải vào keo ngâm rượu và đổ rượu trắng vào, đậy kín. Trong lúc ngâm, các bạn nên thường xuyên lúc lắc nhẹ keo rượu cho rượu ngấm thuốc và đợi 14 ngày thì đổ bỏ bã thuốc, chắt lấy nước để dùng dần.
Liều lượng:
Uống 5 g rượu mỗi ngày và uống vào buổi tối (người bị bệnh gan không nên dùng).
10. Bài thuốc “Tứ bạch tán”
Công dụng:
- Điều trị huyết hư phát sốt, đổ mồ hôi trộm.
- Điều trị chứng chán ăn, tay chân gầy ốm, chân đau không đứng được.
Thành phần:
- Đàn hương, trầm hương (10 g).
- Bạch biển đậu, chích thảo, bạch khấu, nhân sâm, bạch linh, ô dược, bạch truật (mỗi vị 20 g).
- Ích trí nhân, hậu phác, hoàng kỳ, hoắc hương, trần bì (mỗi loại 40 g).
- Bạch thược (60 g).
Cách dùng: Tán thành bột, mỗi lần dùng 12 g bột này nấu cùng 3 lát gừng và 1 quả táo Tàu, chắt lấy nước uống.
11. Bài thuốc “Thời dịch chỉ tả đơn hoàn”
Công dụng:
- Điều trị cảm lạnh, buồn nôn.
- Điều trị tiêu chảy, đau bụng vào mùa hạ.
Thành phần:
- Đàn hương, trầm hương, xạ hương, mộc hương, đinh hương, hùng hoàng (mỗi vị 10 g).
- Băng phiến (1 g)
- Cam thảo (16 g).
- Thiên kim tử sương (30 g).
- Chu sa (42 g).
- Đại kích, sơn từ cô (46 g).
- Ngũ bội tử (60 g).
- Thần khúc (150 g).
Cách điều chế:
Lấy các vị thuốc trên tán thành bột, vo thành viên rồi bọc thêm một lớp ngoài bằng chu sa.
Liều lượng:
Mỗi ngày uống 16 g thuốc viên với nước sắc từ củ gừng.
12. Thuốc sắc độc vị đàn hương
Lõi đàn hương thái thành từng lát mỏng, sắc lấy nước uống có tác dụng:
- Điều trị động kinh, thổ huyết.
- Điều trị ho kinh niên.
- Điều trị viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt.
- Điều trị nhức mỏi, phong thấp.
- Điều trị đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới.
Liều lượng: 4 – 12 g lõi gỗ/ ngày.
Ngoài ra, lõi đàn hương tán thành bột mịn, hòa với nước cho sệt rồi thoa lên da còn giúp:
- Dưỡng da.
- Hạ sốt (đắp lên trán).
- Giảm đau đầu.
- Giảm sưng tấy, viêm nhiễm.
Khi dùng lõi đàn hương làm thuốc cần lưu ý điều gì?
- Chỉ dùng một lượng vừa đủ, tránh lạm dụng.
- Không dùng liên tục trong thời gian dài.
- Người bị bệnh gan không nên dùng các bài thuốc rượu.
- Người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên dùng.
- Công dụng làm thuốc của đàn hương trắng và đàn hương đỏ khác biệt nhau.
- Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo, vì vậy, khi có nhu cầu dùng làm thuốc, độc giả nên tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc về liều lượng, kiêng kỵ và những tương tác thuốc… trong từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề: