Đậu que (đậu cove) là loại đậu quen thuộc, chất vị thanh mát và ngon. Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh loại đậu này.
Nội dung chính ⇒
Đậu que ăn sống được không?
Đậu que, cà tím, cà pháo, đậu đũa, khoai mì, khoai tây… đều là những thực phẩm không thể ăn sống (phải nấu chín hoàn toàn mới ăn được).
Được biết, trong đậu que có chứa một số loại saponin và legumin. Vì vậy, nếu bạn dùng sống thì sau khi đi vào cơ thể, những hoạt chất này sẽ phản ứng với môi trường bên trong cơ thể, dẫn đến ngưng tụ huyết cầu hoặc các triệu chứng ngộ độc khác (như chóng mặt, buồn nôn, sốt cao…).
Tuy nhiên, chúng có thể phá hủy các hoạt chất này bằng cách nấu sôi và để sôi thêm 10 phút, như thế thì chúng sẽ bị phân giải.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên nấu chín các loại đậu hạt và đậu ăn quả nói chung (như đậu que, đậu đũa…) nhé!
Cách chế biến an toàn: Sau khi mua đậu que về, bạn hãy ngâm trong nước một hoặc hai tiếng rồi mới tước bỏ gân quả, cắt ngắn, sau đó trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra và xào (hoặc kho) cho chín hẳn. Khi quả đậu chín hoàn toàn, nó sẽ đổi màu đậm hơn và mềm hơn.
Đậu que bao nhiêu calo, có giúp giảm cân không?
Được biết, 100 g quả đậu que chỉ cung cấp khoảng 31 calo và đây là mức năng lượng tương đối thấp.
Hơn nữa, loại đậu này chứa rất ít chất béo, vì vậy, nó có thể giúp giảm cân và thanh nhiệt cơ thể (khi dùng với dạng luộc chín).
Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả thì bạn chỉ nên xem đậu que như một nhân tố giúp giảm cân, phần còn lại còn dựa vào thực đơn và chế độ vận động, sinh hoạt của bạn.
Ghi chú: Nếu làm món xào thì không nên dùng nhiều dầu mỡ và không nên kết hợp với các thực phẩm ngọt, béo khác.
Bà bầu ăn đậu que được không?
Phụ nữ mang thai có thể ăn một lượng đậu que vừa phải để tăng sức đề kháng, giúp xương chắc khỏe và góp phần ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
Thông tin thêm: Phụ nữ đang có ý định mang thai cũng có thể ăn thêm một ít để dễ mang thai hơn.
Lưu ý: Mỗi tuần chỉ cần ăn 1 hoặc 2 lần là được.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu que
Đậu que chứa chất đạm, đường, vitamin A, vitamin B9 (axit folic), vitamin K, Can xi, Sắt, Ma giê, Phố t pho, Ka li… và nhiều chất khác.
Vì vậy, nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ mang lại nhiều tác dụng như:
- Phòng ngừa bệnh tim mạch.
- Giúp giảm cân, giảm táo bón.
- Giúp tăng khả năng mang thai (ở phụ nữ giai đoạn sinh sản).
- Làm chậm lão hóa.
- Góp phần phòng ngừa ung thư, trầm cảm.
- Tốt cho xương và sức khỏe đôi mắt.
- Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý khi dùng
- Nên ngâm quả đậu trong nước lã từ 1 đến 2 tiếng trước khi nấu chín (vì trong đậu này có chứa phylate – hoạt chất làm cản trở sự hấp thu Canxi).
- Người bị Gút không nên ăn.
- Khi chế biến, bạn không nên để quá nhiều dầu (vì loại đậu này hút dầu rất nhiều và sẽ khiến bạn tăng cân, tăng mỡ ngoài ý muốn).
- Nên chọn nơi bán uy tín vì loại đậu này hay bị phun thuốc trừ sâu.
Tư liệu tổng hợp
- Đậu que bao nhiêu calo, có gây mập không?, theo Tạp chí giảm béo.
- Công dụng của đậu que là gì, https://caythuoc.org/an-dau-co-ve-can-luu-y-gi-de-tranh-ngo-doc-cong-dung-cua-dau-co-ve.html
- Bà bầu ăn đậu que được không, trang Sống khỏe. medplus.