• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây
  • Cửa hàng Phụng Nghi – các sản phẩm của Sadhguru

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
  • Store
Trang chủ » Góc trồng cây » Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020 13/08/2022 Cây Hoa Lá

Ở nước ta, có 5 loài hoa đặc biệt nhưng lại dễ bị nhầm lẫn chồng chéo nhất, đó là hoa vô ưu, hoa sa la, hoa ưu đàm, hoa ngọc kỳ lân và hoa vàng anh lá bé.

Trên thực tế, đây là 5 loại hoa khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhận dạng từng loại nhé!

Nội dung chính ⇒

  • 1. Hoa vô ưu
  • 2. Hoa vàng anh lá bé (vàng anh lá nhỏ)
  • 3. Hoa sa la (tha la)
  • 4. Hoa ngọc kỳ lân (đầu lân, hàm rồng)
  • 5. Hoa ưu đàm
  • Thông tin thêm về tên gọi ưu đàm hoa
  • Tư liệu tổng hợp

1. Hoa vô ưu

Theo truyền thuyết Phật giáo, Đức Phật Thích Ca được sinh ra dưới tán của một gốc cây cổ thụ.

Về sau, cây này được gọi là “vô ưu thụ”, nghĩa là loài cây không có ưu phiền (Đức Phật Thích Ca được xem là đấng giác ngộ – người đã chỉ ra cái khổ của chúng sinh và dạy chúng sanh cách diệt khổ, diệt ưu phiền).

Tuy nhiên, ở nước ta, cây vô ưu lại hay bị nhầm với cây vàng anh lá bé vì hoa của chúng rất giống nhau (và riêng cây vô ưu thì cũng có nhiều loại rất giống nhau về hình dáng). Vậy, cây vô ưu nào mới là cây trong vườn Lâm Tỳ Ni – nơi hoàng hậu Ma Da đã sinh ra Đức Phật?

Theo các tư liệu hiện tại, cây vô ưu thực thụ có tên khoa học là Saraca asoca (Roxb.) Willd. Ở Trung Quốc, cây này được gọi là “vô ưu thụ” (无忧树).

Hoa vô ưu (无忧树 Saraca asoca)
Cây vô ưu (无忧树 Saraca asoca (Roxb.) Willd)

Hoa vô ưu mọc thành chùm, có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu đỏ thẫm. Khi hoa nở rộ, nó trông như những chùm lửa đỏ rực tỏa hương thơm làm khoan khoái lòng người (vì vậy, ở Trung Quốc, nó còn được gọi là “hỏa diệm hoa” 火焰花).

2. Hoa vàng anh lá bé (vàng anh lá nhỏ)

Cây vàng anh lá bé mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta và có tên khoa học là Saraca indica Linnaeus.

Ở Trung Quốc, cây vàng anh lá bé được gọi là “Ấn Độ vô ưu hoa” (印度无忧花).

Hoa vàng anh lá bé (印度无忧花 Saraca indica Linn)
Hoa vàng anh lá bé (印度无忧花 Saraca indica Linnaeus)

Bạn có thấy hoa vàng anh lá bé rất giống với hoa vô ưu (đã nói ở trên) không? Tuy nhiên, đây lại là hai loại khác nhau nhé!

Để phân biệt hai loại này, bạn có thể dựa vào đặc điểm sau: hoa vàng anh lá bé không có lá bắc hoặc lá bắc rụng sớm (còn hoa vô ưu thì có lá bắc).

Vâng, và ta còn có thể kể thêm nhiều loài hoa khác cũng rất giống với hai loại vừa kể trên nên rất dễ gây nhầm lẫn, chẳng hạn như:

  • Hoa cây “Trung Quốc vô ưu hoa”
Trung Quốc vô ưu hoa (中国无忧花 Saraca dives)
Trung Quốc vô ưu hoa (中国无忧花 Saraca dives)
  • Hoa cây “thùy chi vô ưu hoa”
Thùy chi vô ưu hoa (垂枝无忧花 Saraca declinata)
Thùy chi vô ưu hoa (垂枝无忧花 Saraca declinata)

3. Hoa sa la (tha la)

Tương truyền, Đức Phật Thích Ca nhập diệt (qua đời) giữa hai cây sa la. Vì vậy, nhiều chùa chiền trên thế giới đều trồng loại cây này.

Ở nước ta, khi nói đến cây sa la, nhiều người thường nhầm nó với cây ngọc kỳ lân (sẽ nói dưới đây). Trên thực tế, hoa sa la không có màu đỏ rực mà có màu trắng và rất mau tàn.

Hoa sa la (娑罗 Shorea robusta Roth)
Hoa sa la (娑罗 Shorea robusta Roth)

Cây sa la có tên khoa học là Shorea robusta Roth. Ở Trung Quốc, nó cũng được gọi là “sa la” (娑罗).

4. Hoa ngọc kỳ lân (đầu lân, hàm rồng)

Cây ngọc kỳ lân được trồng tại nhiều chùa chiền trên khắp nước ta (vì nhiều người tưởng rằng tên của nó là sa la – như đã nói ở trên).

Ngọc kỳ lân có tên khoa học là Couroupita guianensis Aubl và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ở Trung Quốc, nó được gọi là “bào đạn thụ” (炮弹树) vì quả của nó to tròn như trái pháo.

Hoa ngọc kỳ lân
Hoa ngọc kỳ lân
Quả ngọc kỳ lân
Quả ngọc kỳ lân

5. Hoa ưu đàm

Tính đến nay, những tranh luận về hoa ưu đàm – biểu tượng của điềm lành – vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, dựa theo các tư liệu thì hoa ưu đàm được xác nhận là hoa của cây sung, có tên khoa học là Ficus racemosa L.

Quả sung
Quả sung

Trong “Ưu đàm bà na kinh” có nói rằng cây ưu đàm là loại cây khi quả chín mọng thì ngọt nên khỉ vượn rất thích ăn (quả sung khi chín thì ngọt và khá ngon).

Ở Trung Quốc, quả sung được gọi là “tụ quả dung” (聚果榕) hay “ưu đàm hoa” (优昙花), trong đó, “tụ quả” và “ưu đàm” là để chỉ những quả sung mọc tụ lại thành từng mảng trên thân cây và thực chất, quả sung chính là những hoa sung nhỏ hợp thành, được bao bọc bởi đế hoa dày phình to thành “vỏ quả”. Hoa ưu đàm (tức hoa sung) – vốn dĩ hiếm thấy là vì nó nằm bên trong quả sung.

Thông tin thêm về tên gọi ưu đàm hoa

Khi tìm thông tin về hoa ưu đàm trên mạng xã hội, bạn sẽ thấy hình ảnh của những “loài hoa tí hon” màu trắng.

Trứng côn trùng trên lá đàn hương
Trứng côn trùng trên lá đàn hương

Tuy nhiên, đây không phải là hoa mà chỉ là trứng của một số loại côn trùng (khi đẻ trứng, chúng kéo cho trứng treo lơ lửng để tránh các đối tượng săn mồi trên lá).

Bạn có thể xem thêm các video dưới đây để thấy rõ hơn cách đẻ trứng của các loại côn trùng này.

https://www.youtube.com/watch?v=r5aIaIocwJ0&feature=emb_logo

Tư liệu tổng hợp

  1. 印度无忧花 Saraca indica L., http://www.iplant.cn/info/Saraca%20indica?t=n
  2. Vàng anh lá bé, https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A0ng_anh_l%C3%A1_b%C3%A9
  3. 无忧树, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y_v%C3%B4_%C6%B0u
  4. 佛教圣树无忧花绽放于版纳植物园, http://m.xtbg.cas.cn/ylxx/201904/t20190403_5269983.html
  5. 炮弹树, https://baike.baidu.com/item/%E7%82%AE%E5%BC%B9%E6%A0%91/6518464
  6. Sa la, https://vi.wikipedia.org/wiki/Sala
  7. 印度无忧花, https://baike.baidu.com/item/%E5%8D%B0%E5%BA%A6%E6%97%A0%E5%BF%A7%E8%8A%B1
  8. Đầu lân, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u_l%C3%A2n
  9. Hoa ưu đàm, https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_%C6%AFu_%C4%90%C3%A0m
  10. 聚果榕, https://baike.baidu.com/item/%E8%81%9A%E6%9E%9C%E6%A6%95/818161
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Hoa hương thảo
Tác dụng và tác hại của cây hương thảo, cây hương thảo mua ở đâu?
Chén thuốc sắc
Lưu ý khi nấu thuốc Bắc, cách sắc thuốc hiệu quả
Hoa hướng dương
Tác dụng của hạt hướng dương và hoa hướng dương

Chuyên mục: Góc trồng cây Thẻ: hoa đẹp/ thảo dược và văn hóa

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Cỏ vùi đầu (hồi đầu) thông kinh bế, điều trị đau dây thần kinh tọa, cao huyết áp, thấp khớp
Bài viết sau Sự thật về rau răm: tăng cường hay ức chế ham muốn sinh lý? »

Sidebar chính

🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸Bạn đã xem xong trang này. Hãy nhấp vào các trang 2,3,4… để xem các sản phẩm khác nha! 🌼🌼🌼🌼🌼🌼🌼

Sadhguru và các chiến dịch của ông

Những điều mà Sadhguru đã làm – Sadhguru có thiên vị không?

30/05/2023

Một ngày khổ tận cam lai, non sông trăng sao đều trở thành lời chúc mừng

28/05/2023

Sadhguru

Định mệnh có thật không? Có nên tin vào định mệnh không? (Sadhguru)

16/05/2023

Phụng Nghi - viết đi để thấy mình rộng lớn

Phụng Nghi – Viết đi để thấy mình rộng lớn – bài chia sẻ trong chuyên đề của tác giả Bảo Đăng

13/05/2023

Sadhguru

Những trích đoạn ngắn của Sadhguru (phần 7)

06/05/2023

Viết lách kiếm tiền

Viết cái gì và viết như thế nào để có tiền?

06/05/2023

Footer

Tìm kiếm

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!