Người ta kể rằng: trước đây, ở những nhà có trồng cây thốt nốt thì khi cắt hoa và hứng nước chiết xong là họ gánh nước ấy đi bán ngay (chứ ít khi bán đường).
Nước chiết thốt nốt lúc còn tươi rất ngọt và thơm, là thứ nước rỉ ra khi ta cắt hoa của cây chứ không phải lấy ra từ trái. Vì vậy, đường thốt nốt không phải làm từ trái thốt nốt như nhiều người vẫn tưởng.
Tuy nhiên, nước chiết này rất bổ nên rất dễ lên men (hôi chua, hôi rượu). Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Food Science and Nutrition thì nước chiết thốt nốt chứa rất nhiều dưỡng chất như: chất đạm, chất béo thô, chất đường, vitamin C, B1, B3, B10, Canxi, Magie, Mangan, Kẽm, Đồng, Sắt, Na tri, Kali…
Vì vậy, để nước chiết này không bị thiu thì người ta bắt buộc phải nấu thành đường (để dự trữ được lâu hơn). Hơn nữa, nước chiết này cũng rất nhiều, nếu chỉ bán tươi thì cũng không hết nổi. Vì vậy, ngày xưa người ta nấu đường là vì không bán hết nước tươi (chứ thực ra, nước tươi có giá hơn đường và không cần phải đun nấu vất vả).
Hơn nữa, ngày xưa cũng ít người biết đến đường thốt nốt. Vì vậy, người ta nấu đường là để bán được lâu hơn, để không phải bỏ đi lượng nước chiết đã hứng được. Vì vậy, đường thốt nốt ngày xưa hầu như đều là nguyên chất.
Còn ngày nay thì khác. Khi người ta dần nhận ra đường cát chính là “cái chết trắng”, là thứ gia vị làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch, rụng tóc, suy giảm trí nhớ… thì người ta bắt đầu tìm đến các loại đường thô (như đường thốt nốt, đường dừa, đường mía thô…) vì chúng ít tác dụng phụ hơn. Bản chất của đường thô là chỉ qua quá trình chưng cất, bốc hơi nước…, vì vậy, nó vẫn còn một lượng vitamin và khoáng chất đáng kể (trong khi thành phần đường cát thì chỉ có đường).
Cũng chính vì vậy mà đường thốt nốt dần dần được ưa chuộng và thay thế cho đường cát trong nhiều món ăn như: cá kho, đồ xào, các món chè, bánh canh, bánh bò, bánh tai yến…
Với các chị em hay uống nước ép cam, sữa đậu xanh, sữa đậu nành… thì họ cũng dùng đường thốt nốt thay cho đường cát vì nó mang lại hương vị ngọt béo đậm đà hơn. Đặc biệt, chè dưỡng nhan hay chè trôi nước nấu bằng đường thốt nốt thì ngon “bật tông” rõ rệt.
Một điểm cộng nữa cho đường thốt nốt chính là màu vàng kích thích sự thèm ăn và hương vị béo ngậy thơm ngon của nó. Tuy nhiên, cũng có người không thích hương vị này.
Cuối cùng, khi dùng đường thốt nốt, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (vì để ở ngoài thì nó rất dễ lên men). Bạn cũng không nên lạm dụng vì bản chất của nó cũng là đường.
Và khi mua, hãy chọn chỗ bán uy tín. Bởi vì bạn biết đấy, thị trường đường thốt nốt ở An Giang hiện nay rất phức tạp và rất khó có thể mua được đường ngon, nguyên chất, không hóa chất. Bản thân mình, trong quá trình test đường để so sánh thì đã phát hiện không ít trường hợp pha trộn, dùng bột tẩy… Sau 1 tháng cất trữ thử nghiệm, mình phát hiện những hũ đường có dùng bột tẩy đều mất mùi, có hũ còn sình lên… Mình ngửi thì thấy y như mùi sình non nhưng cả nhà mình thì lại không ngửi thấy.
Như vậy đấy.
Còn hiện tại thì mình đã tìm được nguồn cung cấp đường thốt nốt ưng ý rồi.
Đó là một lò đường ở núi Cấm. Họ dùng gỗ sến để bảo quản nước chiết thốt nốt và nấu riêng loại nguyên chất cho mình (thường ngày họ vẫn nấu loại pha trộn đường cát theo đơn đặt hàng).
Hiện tại, mình bán 80 ngàn/ hũ 1,1 kg nhưng vào mùa mưa thì có thể sẽ tăng giá lên. Bởi vì mình đã giao kèo rồi: Vô mùa mưa, nước mưa lẫn nhiều, nấu hao củi trấu thì chú cứ tăng giá cho con, chú tăng tới đâu con tăng tới đó. Con chỉ cần nguyên chất là được.
Điều cuối cùng khiến mình muốn giới thiệu với mọi người loại đường này vì nó thơm ngon thật. Mở nắp ra là thơm.
Liên hệ mua hàng:
Sdt/ Zalo: 0325 867 255.
Facebook: Đường thốt nốt nguyên chất núi Cấm
https://www.facebook.com/duongthotnotnguyenchatnuicam
Giá: 80 k/ 1 kg. Phí ship 28 k toàn quốc.
Tư liệu ngoại văn
- Coconut (Cocos nucifera L.) sap as a potential source of sugar: Antioxidant and nutritional properties, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/fsn3.1191
Xem thêm: Nghề nấu và bán đường thốt nốt