• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Sức khỏe » Ai hay dùng mật ong cần lưu ý những điều sau

Ai hay dùng mật ong cần lưu ý những điều sau

31/03/2022 31/03/2022 Cây Hoa Lá

Mật ong là thực phẩm cao cấp với giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách thì nó sẽ gây hại cho cơ thể.

Nội dung chính ⇒

  • 1. Mật ong kỵ với nhiệt độ nóng
  • 2. Trẻ sơ sinh không được ăn mật ong
  • 3. Mật ong chỉ có thể dùng từ 1 đến 2 năm
  • 4. Không nên để mật ong trong tủ lạnh
  • 5. Mật ong cũng bị hư hỏng
  • 6. Mật ong kỵ với gì?
  • 7. Mật ong sống và mật ong chín
  • Thông tin thêm về mật ong – mật ong chứa gì?
  • Mật ong được ong thợ làm ra như thế nào?
  • Tư liệu tham khảo

1. Mật ong kỵ với nhiệt độ nóng

Mật ong chứa nhiều loại axit amin, vitamin và nhiều hoạt chất khác. Trong đó, có nhiều chất sẽ bị phá hủy khi gặp nhiệt độ cao. Thậm chí, một số chất còn biến thành chất độc gây hại cơ thể.

Mật ong nguyên chất kỵ với gì
Mật ong nguyên chất

Vì vậy, khi dùng mật ong, bạn không nên pha cùng nước sôi, nước nóng mà chỉ nên pha cùng nước ấm (dưới 40 độ là được). Mật ong phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn hòa cùng nước ấm nhẹ. Vào mùa hè, nếu bạn dùng mật ong thì có thể hòa với nước lạnh cũng được.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số bài thuốc có dùng mật ong, ví dụ như: tắc chưng mật ong, tỏi chưng mật ong, lê chưng mật ong… Những món này, bạn cần chưng nguyên liệu cho chín rồi lấy ra, sau đó đợi nguyên liệu bớt nóng thì mới cho mật ong vào sau. Hiện nay, các bài viết hướng dẫn trên mạng đa phần đều bảo cho mật ong vào nguyên liệu và hấp cùng, điều này sẽ gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, có một số món ăn như sườn nướng mật ong, gà nướng mật ong, vịt quay tẩm mật… những món này đều có hại cho sức khỏe (vì mật ong gặp nhiệt độ nóng của lò nướng sẽ bị biến chất).

2. Trẻ sơ sinh không được ăn mật ong

Trong mật ong có thể chứa một số bào tử vi khuẩn clostridium botulinum, vì vậy, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong thì bào tử vi khuẩn này có thể phát triển thành vi khuẩn và giải phóng độc tố gây hại cho bé (thậm chí gây ngộ độc, tử vong).

Mật ong
Mật ong

Với cơ thể người trưởng thành thì bào tử vi khuẩn này thường không phát triển được, vì vậy, người trưởng thành ăn mật ong thì an toàn hơn.

3. Mật ong chỉ có thể dùng từ 1 đến 2 năm

Ngay cả khi bạn bảo quản mật ong đúng cách thì bạn cũng chỉ có thể dùng từ 1 đến 2 năm vì mật ong luôn giảm dần dưỡng chất. Nếu để quá 2 năm, mật ong sẽ biến thành chất độc.

4. Không nên để mật ong trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen bảo quản mật ong trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến mật ong giảm giá trị và mau hư hỏng hơn.

Mật ong lưu ý khi dùng
Mật ong

Cách tốt nhất để bảo quản mật ong là để trong những chai thủy tinh được đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát (không bị mưa tạt, không bị nắng chiếu vào).

5. Mật ong cũng bị hư hỏng

Mật ong tốt luôn có màu vàng, có hương thơm ngọt đặc trưng và có vị ngọt kèm chút chua nhẹ.

Ngược lại, khi mật ong bị hư hỏng hoặc bị biến chất dần, nó sẽ chuyển dần sang màu đen, có vị đắng hoặc cay, chua nhiều hơn, có mùi khó chịu và có khi còn có bọt trắng kèm theo mùi cay của rượu. Lúc này, chúng ta không nên dùng nữa.

6. Mật ong kỵ với gì?

Mật ong kỵ với rất nhiều thực phẩm như: cơm gạo trắng, sữa, đậu nành, sữa đậu nành, tàu hũ (đậu hũ, kể cả đậu hũ nóng, đậu hũ non, tàu phớ); hành sống, hành lá, hành tây, củ tỏi, rau hẹ, củ nén (hành tăm, hành trắng), củ sắn (củ khoai mì), rau xà lách, rau thì là, chuối hột, khoai lang, bột sắn dây, quả mận, cá chép, cá thờn bơn, cua, thạch cao…

Xem kỹ hơn tại đây: Những món không nên ăn cùng mật ong và công dụng của mật ong, mật ong có tác dụng gì?

7. Mật ong sống và mật ong chín

Có 2 loại mật ong trên thị trường là mật ong sống và mật ong chín. Tuy nhiên, khái niệm mật ong chín ở đây không có nghĩa là mật ong đã được nấu chín, bởi vì mật ong không để xử lý ở nhiệt độ cao. Mật ong chín ở đây là để chỉ loại mật ong đã được phủ kín tự nhiên, không qua cô đặc, nghĩa là mật ấy được khai thác đúng thời điểm. Nói cách khác, mật trong thực vật được con ong mang về, ủ nhiều lần nên hàm lượng nước đã giảm đến 20 % và hàm lượng đường khử thì tăng lên. Khi mật chín muồi, ong thợ sẽ tiết sáp để phủ kín tổ và mật trong đó được gọi là mật đã được phủ kín tự nhiên, tức “mật ong chín”.

Mật ong
Mật ong (phong mật)

Còn mật ong chưa chín (mật ong sống) là loại mật có hàm lượng nước khá nhiều, mùi vị kém, hàm lượng sucros quá 5 % và dễ bị lên men, biến chất.

Vì vậy, trên thị trường, mật ong chín tự nhiên được nhiều người ưa chuộng còn mật ong chưa chín (hoặc đã qua nhân tạo) thì ít được ưa chuộng hơn vì giá trị dinh dưỡng của nó thấp hơn, dễ hư hỏng hơn.

Thông tin thêm về mật ong – mật ong chứa gì?

Mật ong là một loại đường hỗn hợp bao gồm rất nhiều chất và có thành phần đường vô cùng phức tạp, trong đó thường có các monosaccharid, trisaccharid, disaccharid, sucros và nhiều loại vitamin, khoáng chất, axit amin… cần thiết cho cơ thể người.

Vì vậy, mật ong được xem là loại đường có giá trị dinh dưỡng cao.

Mật ong được ong thợ làm ra như thế nào?

Mật ong là dịch ngọt được tạo thành nhờ những con ong thợ. Sau khi dùng vòi hút tuyến mật của thực vật (hoa), mật ấy sẽ qua miệng ong hòa lẫn với nước bọt và được trữ lại trong túi mật. Sau khi ong thợ bay về tổ, nó sẽ nhả vào tổ, ủ nhiều lần mà thành mật ong.

Tư liệu tham khảo

  1. Điền Tiệp – Hứa Thục Thanh – Quách Kinh Lệ, Kiêng kị và phối hợp trong thực phẩm trị bệnh, trang 179.
  2. Mật ong có độc không, trang Bách hóa xanh.
  3. Bảo quản mật ong, https://vuadienmay.com/cach-bao-quan-mat-ong-trong-tu-lanh
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 60

Bài viết liên quan

Đậu hủ trắng được làm từ hạt đậu nành
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Đậu xanh nguyên hạt
Đậu xanh kỵ với gì? Đậu xanh hợp món gì?
Hạt đậu nành
Đậu nành kỵ gì? 5 món không nên ăn cùng đậu nành

Chuyên mục: Sức khỏe Thẻ: độc tính

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Đậu đỏ kỵ với gì? Những món không nên ăn cùng đậu đỏ
Bài viết sau Đậu xanh kỵ với gì? Đậu xanh hợp món gì? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

An toàn cảm xúc hay là tự do? (Sadhguru)

06/02/2023

Bảo vệ: TƯ DUY THÀNH CÔNG TRONG MỌI NGÀNH NGHỀ – BÀI HỌC TỪ SADHGURU

05/02/2023

Sadhguru kể về Đức Phật – rất cảm động!

02/02/2023

Sương Nguyệt Anh

Nếu Google không vinh danh, liệu còn ai nhớ đến Sương Nguyệt Anh không?

02/02/2023

Có phải kết hôn là khó giác ngộ?

01/02/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!