Hạt đậu nành là thực phẩm rất quen thuộc và thường được rang lên hoặc nấu làm sữa đậu nành.
Tuy nhiên, hạt đậu nành lại kỵ với một số món ăn và nếu ăn vào thì chúng ta sẽ bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vậy, đó là những món gì? Đậu nành kỵ gì?
Nội dung chính ⇒
Đậu nành kỵ với gì?
Đậu nành giàu chất đạm, giàu năng lượng, giúp bổ máu, đẹp da, điều hòa khí huyết. Tuy nhiên, nó lại kỵ với một số món như:
1. Đậu nành kỵ sữa chua. Nếu bạn ăn đậu nành sấy (hoặc uống sữa đậu nành), sau đó ăn thêm sữa chua thì một số chất trong đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Canxi có trong sữa chua.
2. Đậu nành kỵ với tôm. Nếu dùng 2 món này trong bữa ăn thì sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
3. Đậu nành kỵ rau cần tây. Bởi vì, nếu dùng chung thì chất xơ có trong rau cần tây sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất Sắt có trong đậu nành.
4. Đậu nành kỵ với thịt heo. Nếu bữa ăn có thịt heo và đậu nành thì các muối khoáng có trong thịt heo sẽ phản ứng hóa học với các axit (có trong chất xơ của đậu nành), tạo thành chất khác. Điều này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt heo và cũng làm giảm khả năng hấp thụ muối khoáng của cơ thể.
5. Đậu nành kỵ rau chân vịt (cải bó xôi, rau bina). Nếu ăn 2 món này cùng lúc thì vitamin C có trong cải bó xôi (rau chân vịt) sẽ cản trợ sự giải phóng khoáng chất Đồng (có trong đậu nành). Điều này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của đậu nành và dẫn đến các tác dụng phụ khác.
Lưu ý: Đậu nành cần được nấu chín trước khi ăn. Nếu ăn đậu nành còn sống (chưa chín hẳn), bạn sẽ dễ bị ngộ độc, tiêu chảy. Có một gợi ý nho nhỏ cho bạn là: hãy ngâm đậu nành trong nước từ 1 – 2 giờ trước khi nấu, như thế sẽ giúp đậu mau chín hơn.
Ai không nên ăn đậu nành?
Có một số trường hợp không nên ăn đậu nành, đó là:
- Người đang bị lạnh bụng, tiêu chảy… không nên ăn đậu nành.
- Người hay bị đầy hơi không nên ăn đậu nành.
- Người bị viêm đường tiêu hóa mãn tính, viêm dạ dày… không nên ăn đậu nành.
- Người bị bệnh thận, bệnh gút (thống phong) hay có lượng axit uric trong máu cao… thì không nên ăn đậu nành.
- Người dị ứng với đậu nành tất nhiên không nên ăn. Với những người có cơ địa dễ dị ứng thì cũng cần thận trọng và nên thử một lượng nhỏ khi mới ăn đậu nành lần đầu, xem cơ thể có bị dị ứng với đậu nành không.
Ai nên ăn đậu nành?
Đậu nành hợp với người béo phì, thừa cân, tiểu đường, cao huyết áp, trẻ nhỏ còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương và phụ nữ tiền mãn kinh cũng như mãn kinh.
Nên ăn đậu nành chung với gì?
Trong bữa ăn, nếu bạn có dùng thành phần đậu nành (như đậu nành rang, sữa đậu nành, tàu hũ – đậu hủ…) thì bạn nên làm thêm các món sau đây vì chúng rất hợp với đậu nành. Đó là:
- Cà tím xào, luộc, kho: Cà tím giúp tăng độ bền của mạch máu, đậu nành thì giúp bổ máu, điều hòa khí huyết. Vì vậy, dùng hai món này trong bữa ăn sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Không chỉ thế, đậu nành còn có tác dụng nhuận tràng, cải thiện và điều trị táo bón.
- Đậu xanh, đậu đỏ: Đậu nành chế biến cùng đậu xanh hoặc đậu đỏ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là những người đang bị bệnh về tim mạch, tuần hoàn máu não và cước khí (cước khí là một dạng bệnh do lạnh làm tổn thương da, với biểu hiện là ngón tay hoặc ngón chân sưng múp lên, da bị rộp hoặc bị nứt kèm theo đau).
- Nấm mèo đen và táo tàu: Trong bữa ăn có thành phần đậu nành, nấm mèo đen và táo đỏ (táu tàu) thì sẽ giúp điều hòa khí huyết và tăng cường trí não. Với phụ nữ mang thai, người già, người suy nhược cần bồi bổ… thì có thể kết hợp 3 thành phần này để làm các món ăn tẩm bổ (mỗi tuần ăn một hoặc hai lần).
Lưu ý
- Hạt đậu nành tuy không kỵ mật ong nhưng đậu hũ (tàu hũ) và đậu hũ non (tào phớ, tàu hũ nóng) được làm từ đậu nành thì lại kỵ mật ong. Đó là vì đậu hũ và đậu hũ non (tàu hũ non) có chứa thạch cao. Thạch cao rất kỵ mật ong, nếu ăn cùng nhau có thể gây tử vong do trướng bụng.
Ăn hạt đậu nành rang có tốt không?
Đậu nành rang giòn được nhiều người ưa thích vì nó thơm ngon và dễ ăn. Tuy nhiên, trong hạt đậu nành có chứa một số enzyme “xấu” và nếu chỉ rang cho chín khô thì chúng sẽ không được phân giải hết và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn rang ăn thì bạn nên ngâm hạt đậu nành trong nước một lát (tầm 1 tiếng) rồi mới rang, như thế thì nước trong hạt đậu gặp nhiệt độ nóng sẽ giúp phân giải tốt hơn những enzyme “xấu” ấy.
Điều quan trọng là: Khi rang đậu nành thì bạn cần rang chín, vì nếu rang chưa chín hẳn thì khi ăn vào sẽ dễ bị tiêu chảy, nôn mửa.
Cách chế biến đậu nành tốt nhất là nấu chín rồi ăn hoặc nấu chín rồi xay nát cùng nước, lược bỏ bã để lấy nước sữa đậu nành (hoặc để cả bã, xay nát mịn cũng được).
Xem thêm: Sữa đậu nành có tác dụng gì đối với sức khỏe và sinh lý nam nữ?