• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Sức khỏe » Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến những bệnh nào?

Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến những bệnh nào?

15/05/2020 10/08/2022 Cây Hoa Lá

Bài viết này được biên soạn lại theo quan điểm của nhà nghiên cứu Ngô Đức Vượng, in trong quyển Minh triết trong ăn uống của phương Đông. Xin được giới thiệu cùng quý độc giả!
Đường là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường thì nó lại gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bạn có biết tác hại của việc ăn quá nhiều đường là gì không? Vì sao có ý kiến cho rằng đường chính là hiểm họa của toàn nhân loại?

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • Những minh chứng
  • Ăn quá nhiều đường sẽ dễ mắc những bệnh gì?
  • Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?

Những minh chứng

Vào thế kỷ XVI, ở nước Anh bắt đầu xuất hiện đường. Thế là, những người giàu sang và có điều kiện liền lao vào ăn đường. Hậu quả là, sau một thời gian, họ bị rụng tóc và hỏng răng (vì ăn quá nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng và làm hại cấu trúc tế bào ở da đầu, khiến cho tóc rụng).
Sau đó, những người nghèo khổ cũng nghiện đường và cũng khổ sở vì các chứng bệnh trên (trong khi những người sống tại các vùng nông thôn, không có điều kiện ăn đường thì lại không mắc các bệnh đó).
Và từ năm 1662 trở đi, khi người ta ăn đường nhiều hơn nữa thì hệ lụy khủng khiếp đã giáng xuống nước Anh.
– Tháng 9 năm 1665, bệnh lao xuất hiện hàng loạt, trong đó, công nhân các lò đường là bị nhiều nhất.
– Năm 1910, khi Nhật Bản tiếp nhận nguồn cung cấp đường nhiều và rẻ từ Đài Loan thì số bệnh nhân lao ở nước này tăng vọt hơn nữa.
ăn quá nhiều đường
Minh chứng về mối liên hệ đường còn có thể thấy qua hai biểu hiện sau:
1. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, do việc cung cấp đường gặp nhiều khó khăn nên người dân không được đáp ứng đủ nhu cầu về đường. Thế là số bệnh nhân tiểu đường giảm đi rõ rệt (trong khi đó, binh lính được ưu tiên cung cấp đường trong khẩu phần ăn thì có nhiều lính trẻ lại mắc bệnh tiểu đường).
2. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Đan Mạch là nước tiêu thụ đường nhiều nhất châu Âu thì cứ 5 người dân lại phát hiện có một người bị ung thư.

Ăn quá nhiều đường sẽ dễ mắc những bệnh gì?

Ăn nhiều đường không chỉ gây hại cho cổ họng mà còn làm máu nóng, sinh mụn nhọt.
Không chỉ thế, việc lạm dụng đường lâu dài còn có thể gây bế nghẽn nội tạng, lao phổi, thối răng, đen răng, hơi thở hôi hám và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường – loại bệnh mà ngày nay, y học hiện đại xếp vào dạng nan y, người bệnh phải chung sống suốt đời.
Hiển nhiên không phải ai ăn nhiều đường cũng mắc chứng tiểu đường.
Không chỉ thế, nếu cha mẹ ăn quá nhiều đường và sau này bị bệnh tiểu đường thì khi sinh con ra, đứa trẻ sẽ hiếu động thái quá hoặc có bệnh về thần kinh, hoặc tổn thương não bộ, học chậm…
Nhìn chung, nơi nào lượng đường tiêu thụ tăng nhanh thì nơi đó các bệnh chết người càng tăng vọt. Đường đích thực là kẻ sát nhân độc đáo trong lịch sử nhân loại, hơn cả á phiện và phóng xạ.
Mặt khác, với những người ăn gạo xát trắng (gạo không còn cám) thì việc tiêu thụ đường quá mức còn gây nhiều nguy ngại nghiêm trọng hơn các đối tượng khác.
Cuối cùng, có thể thấy rằng, trong xã hội hiện đại, người ta ăn nhiều đồ ăn thức uống ngọt và thịt. Mà đường thì cực Âm, thịt lại quá Dương nên bệnh ung thư và lẫn trí mới bùng nổ, lan tràn!
***
Ăn gì tốt cho sức khỏe
Ăn gì tốt cho sức khỏe
Vì vậy, nếu thèm đồ ngọt, bạn hãy chọn cách ăn trái cây để vừa thỏa mãn khẩu vị lại vừa có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể, bạn nhé!
Nguồn: Ngô Đức Vượng, Minh triết trong ăn uống của phương Đông, NXB Văn hóa thông tin, 2010, trang 365.

Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?

Theo WHO thì mỗi ngày, tổng lượng đường mà mỗi người hấp thu không nên quá 25 g (kể cả mật ong, đường tinh luyện, đường phèn và các loại đường thô nêm nếm trong thực phẩm). Nếu ăn nhiều hơn mức này thì nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, mụn nhọt… sẽ tăng lên.

Nhìn chung, ngày nay, chúng ta đa phần ăn vượt mức an toàn. Vì vậy, chúng ta nên cắt giảm đường để bảo vệ cơ thể. Cắt giảm chứ không phải tẩy chay, bài trừ đường… vì đường là chất quan trọng đối với hệ thần kinh của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu một lượng đường cần thiết, nó sẽ bị trục trặc. Bạn hãy nhìn những người bị tụt đường huyết, bạn sẽ thấy họ uể oải, mệt mỏi, mất tập trung… ((Liều lượng đường mà WHO khuyến cáo, https://www.who.int, ngày truy cập: 10/ 08/ 2022)).

  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Đường phên mua ở đâu, có công dụng gì? Đường phên có phải là đường phía thô?
Đường phên mua ở đâu, có công dụng gì? Đường phên có phải là đường phía thô?
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…

Chuyên mục: Sức khỏe Thẻ: lao phổi/ tiểu đường/ trị mụn

Bài viết trước « Đàn hương và các phương thang chữa bệnh (phần 2)
Bài viết sau Toàn bộ thông điệp của yoga – Từ bình thường đến phi thường (Sadhguru) »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (7)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (18)
  • Sản phẩm làm đẹp (2)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!