Trái vải thiều vừa ngọt vừa thơm, thịt dày lại mọng nước nên cả người lớn lẫn trẻ con đều thích.
Nội dung chính ⇒
Trái vải có chứa các chất dinh dưỡng gì?
Trái vải còn được gọi là lệ chi, là loại trái cây mà Dương Quý Phi thời Đường rất ưa thích.
Theo các phân tích về dinh dưỡng thì trái vải chứa một lượng lớn đường và nước. Ngoài ra, nó còn chứa chất đạm, chất xơ, chất béo, các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, B9 (axit folic) và vitamin C, E, K…
Về khoáng chất, trái vải chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như Canxi, Photpho, Kẽm, Magie…
Vì vậy, ăn vải rất bổ (nhưng cũng dễ gây béo, gây nóng trong người).
Ăn trái vải có tác dụng gì?
Trái vải, nếu ăn với lượng vừa phải thì sẽ mang lại nhiều công dụng quý như:
- Giảm nguy cơ ung thư (nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa).
- Điều hòa huyết áp, cải thiện sự lưu thông máu (nhờ chứa Ka li).
- Bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim (nhờ chứa vitamin C).
- Tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng trước các bệnh cảm cúm…
- Tốt cho xương (nhờ chứa nhiều khoáng chất tham gia vào quá trình cấu tạo xương như Phốt pho, Ma giê…).
- Giúp giảm tàn nhang và các nếp nhăn trên da (nhờ chứa Oligonol).
- Giúp tóc chắc khỏe (nhờ chứa vitamin C, B1, B3…).
Tác dụng của quả vải trong Đông y
Trong Đông y, thịt quả vải còn được phơi khô và nấu lấy nước uống (từ 3 – 6 g) để điều trị suy nhược cơ thể và nổi hạch ở cổ. Ngoài ra, nước sắc từ thịt quả vải còn giúp ích khí, bổ máu và giải khát, sinh tân.
Quả vải có vị ngọt, chứa nhiều đường nên dễ gây nóng trong người và gây nổi mụn. Ngoài ra, xét về Âm Dương thì quả vải tính Âm, khí hàn. Vì vậy, ăn nhiều vải sẽ làm mất cân bằng Âm Dương, khiến cơ thể dễ bị bệnh.
Bà bầu ăn trái vải được không?
Bà bầu vẫn có thể ăn một vài trái vải để thay đổi khẩu vị, tuy nhiên, vì trái vải có tính nóng nên các chuyên gia vẫn thường khuyên bà bầu không nên ăn (vì nó rất ngon, nếu lỡ miệng ăn nhiều thì sẽ dễ gây tiểu đường thai kỳ, nóng nhiệt, động thai, thậm chí là sảy thai).
Liều lượng cho phép: ăn dưới 4 trái mỗi ngày, mỗi tuần chỉ ăn 1 lần (không quá 2 lần).
Ăn trái vải có nóng trong người không, có nổi mụn không?
Trái vải chứa đến 15 % đường, vì vậy, ăn quá 5 trái vải sẽ dễ gây nóng trong người, nóng gan, làm đau họng, nổi mụn, khô môi, nhiệt miệng, tăng cân và tăng đường huyết (thậm chí còn gây chảy máu cam và nhiều tác hại khác).
Quả vải bao nhiêu calo, có gây mập không?
Trung bình 100 g thịt quả vải tươi sẽ cung cấp 66 calo. Đây là mức năng lượng không quá cao. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều vải (hơn 10 trái) thì sẽ dễ bị tăng cân (vì nó chứa nhiều đường).
***
Trái vải không có ở miền Nam nhưng người Nam Bộ thì rất thích ăn vải. Hàng năm, tới mùa vải, hàng tấn vải thiều được nhập về để phân phối ở các chợ. Trái vải ngon ở lớp thịt dày, mọng nước, dai dai và ngọt đến tận cổ. Đặc biệt là hương thơm đặc trưng kích thích khứu giác.
Ăn vải nhiều thì nóng trong người thật nhưng lại ngon, biết làm sao! Nhưng có một cách để ăn vải an toàn hơn, đó là lột tầm 5 – 10 trái vải, tách lấy phần thịt rồi cho vào ly, thêm nước đá thành ly đá vải, vừa mát vừa thơm, uống vào buổi trưa thì thật là sảng khoái!
Xem thêm: Quả măng cụt có tác dụng gì?