• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Sức khỏe » Có bầu không nên ăn những trái cây nào?

Có bầu không nên ăn những trái cây nào?

16/10/2021 01/03/2022 Cây Hoa Lá

Có bầu không nên ăn gì?

***

Thai kỳ là giai đoạn hạnh phúc nhất người phụ nữ vì sắp được làm mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn vất vả với đủ thứ kiêng kị và thai nghén.

Sau khi mang thai, nhiều nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi. Vì vậy, nhiều chị em cảm thấy nóng trong người, dễ nổi giận, da dễ nổi mụn, nổi mẩn, dị ứng, táo bón…

Thế nhưng, chỉ cần bạn chú ý một chút thì thai kỳ của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều!

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • 1. Bà bầu ăn nhãn được không?
  • 2. Bà bầu ăn khóm (dứa, thơm) được không?
  • 3. Bà bầu ăn đu đủ xanh được không?
  • 4. Bà bầu ăn dưa hấu được không?
  • 5. Bà bầu ăn trái vải, lựu, anh đào được không?
  • 6. Có bầu ăn ổi được không?
  • 7. Có bầu ăn mãng cầu ta (quả na) được không?
  • 8. Có bầu ăn vú sữa được không?
  • 9. Có bầu ăn táo mèo được không?
  • 10. Có bầu ăn trái đào được không?

1. Bà bầu ăn nhãn được không?

Nhãn là loại trái cây rất thơm ngon nhưng lại gây nóng trong người. Trong khi đó, phụ nữ mang thai đa phần cũng bị nóng trong người, vì vậy, nếu ăn nhãn sẽ rất dễ làm tổn thương thai khí, dẫn đến chảy máu và thậm chí sảy thai.

Có bầu không nên ăn gì? Trái nhãn
Trái nhãn

Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên tránh ăn nhãn nhé (trên thực tế, có nhiều mẹ bầu ăn một ít nhãn thì vẫn cảm thấy bình thường, tuy nhiên, cũng có người đã bị sảy thai vì ăn nhãn).

2. Bà bầu ăn khóm (dứa, thơm) được không?

Trái khóm chua ngọt nên nhiều người rất thích ăn (hoặc uống nước ép). Tuy nhiên, trong trái khóm tươi lại có chất làm mềm và gây co thắt tử cung, dẫn đến hư thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (thai khí còn yếu) thì không nên ăn.

Trái khóm
Trái khóm

Qua 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thấy thèm thì bạn có thể ăn một ít (nhưng không nên ăn liên tục ngày ngày qua ngày nọ).

3. Bà bầu ăn đu đủ xanh được không?

Trái đu đủ xanh có chứa nhiều hoạt chất gây co thắt tử cung, vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu ăn đu đủ xanh thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí gây sảy thai nếu ăn quá nhiều.

Trái đu đủ xanh (non)
Trái đu đủ xanh

Vì vậy, hãy kiêng cử đu đủ xanh, bạn nhé!

4. Bà bầu ăn dưa hấu được không?

Dưa hấu là loại quả rất ngọt và ngon, tuy nhiên, nó lại chứa rất nhiều đường. Trong khi đó, vào giai đoạn mang bầu, lượng đường trong máu của thai phụ đa phần đều cao hơn. Vì vậy, nếu ăn dưa hấu thì sẽ dễ dẫn đến tăng đường huyết, gây tiểu đường thai kỳ.

Vỏ quả dưa hấu

Không chỉ thế, nếu ăn dưa hấu ướp lạnh, các mẹ bầu còn dễ bị tiêu chảy.

5. Bà bầu ăn trái vải, lựu, anh đào được không?

Vải, lựu và anh đào (cherry) là những loại trái cây nhiều đường và gây nóng trong người. Vì vậy, phụ nữ mang thai cũng không ăn nhiều (để tránh bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân, nóng trong người…).

6. Có bầu ăn ổi được không?

Trái ổi chua ngọt và là món ăn khoái khẩu của nhiều bà bầu, tuy nhiên, bạn nên gọt vỏ để tránh táo bón (và cũng không nên ăn quá nhiều vì ổi cũng chứa rất nhiều vitamin C, có thể gây sảy thai nếu ăn liên tục quá nhiều).

Ngoài ra, với những bà bầu đang bị táo bón thì cũng không nên ăn ổi vì sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn.

7. Có bầu ăn mãng cầu ta (quả na) được không?

Mãng cầu ta là loại trái cây ngọt ngon, khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nó lại chứa nhiều đường và gây nóng trong người.

Có bầu cần tránh ăn Mãng cầu ta (quả na)
Mãng cầu ta (quả na)

Vì vậy, các chị em đang mang bầu nên hạn chế mãng cầu ta nhé!

8. Có bầu ăn vú sữa được không?

Vú sữa cũng là loại trái cây có tính nóng và dễ gây táo bón nếu bạn ăn “lấn” ra phần thịt quả gần vỏ (hơi chát).

Vì vậy, phụ nữ mang bầu cũng cần hạn chế loại trái cây này.

9. Có bầu ăn táo mèo được không?

Quả táo mèo là loại trái cây đặc trưng của xứ sở Tây Bắc. Tuy nhiên, với bà bầu thì nó lại không hợp vì trong táo mèo có chứa chất gây co bóp tử cung, có thể dẫn đến sảy thai và sinh non.

Có bầu không nên ăn gì (táo mèo)
Táo mèo

10. Có bầu ăn trái đào được không?

Trái đào chín có hương thơm hấp dẫn nhưng lại ngọt và có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn nhiều thì phụ nữ mang thai sẽ dễ bị nóng trong người, xuất huyết.

***

Nhìn chung, nguyên tắc chung trong ăn uống chính là không ăn quá nhiều bất cứ thứ gì (dù thứ ấy tốt và lành tính thì ăn nhiều cũng sẽ bị tác dụng phụ).

Với bà bầu, khi ăn trái cây thì nên tránh những loại trái cây quá ngọt và gây nóng trong người. Thời gian ăn trái cây nên cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng.

Xem thêm: Phụ nữ mang thai nên tránh ăn các loại rau nào và cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống?

Keyword: có bầu không nên ăn gì

  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Mộc nhĩ kỵ gì? Cách sử dụng nấm mèo đen
Mộc nhĩ kỵ gì? Cách sử dụng nấm mèo đen
Ăn vú sữa có tác dụng gì? Ăn vú sữa có gây nóng trong người không?
Ăn vú sữa có tác dụng gì? Ăn vú sữa có gây nóng trong người không?
Ăn bắp có tác dụng gì? Ăn bắp có nổi mụn và gây mập không?
Ăn bắp có tác dụng gì? Ăn bắp có nổi mụn và gây mập không?

Chuyên mục: Sức khỏe Thẻ: sảy thai hư thai/ táo bón

Bài viết trước « Phụ nữ mang thai không nên ăn những loại rau gì?
Bài viết sau Ăn củ cải đỏ có tác dụng gì, có gây nóng trong người không? »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (7)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (18)
  • Sản phẩm làm đẹp (1)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!