• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Hoa mơ (mai hoa), các món ăn và bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền

Hoa mơ (mai hoa), các món ăn và bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền

25/12/2019 28/02/2022 Cây Hoa Lá

Hoa mơ (mai hoa) không chỉ để ngắm mà còn có thể làm thành món ăn, bài thuốc chữa bệnh. 

Nội dung chính ⇒

  • Hoa mơ làm bánh
  • Cháo hoa mơ – món ăn chữa bệnh
    • 1. Cháo mai hoa
    • 2. Cháo lục ngạc mai
  • Hoa mơ và các bài thuốc chữa bệnh
  • Vài nét về cây mơ và hoa mơ
  • Tư liệu tổng hợp

Hoa mơ làm bánh

Hoa mơ là hoa của cây mơ Prunus mume và tùy theo giống cây mà có màu sắc và số cánh khác nhau. Trong đó, hoa mơ trắng là loại được dùng để làm thực phẩm và làm thuốc.

Ở Hàn Quốc, hoa mơ được chế biến thành một loại bánh có tên là Maehwa-jeon. Bánh này có vị ngọt với thành phần chủ đạo là bột, mật ong và các cánh hoa mơ.

Bánh hoa mai Prunus mume flower
Bánh hoa mơ Maehwa-jeon

Cháo hoa mơ – món ăn chữa bệnh

1. Cháo mai hoa

Theo y học cổ truyền, “Cháo mai hoa” là món ăn giúp hỗ trợ điều trị xơ gan rất tốt. Cách nấu cháo này rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy 100 g gạo tẻ, nấu thành cháo rồi cho thêm 10 g hoa mơ trắng vào, nấu cho chín rồi ăn.

2. Cháo lục ngạc mai

Ngoài món “Cháo mai hoa” vừa nêu trên thì còn có “Cháo lục ngạc mai”. Món ăn này có tác dụng thư can, điều khí, thanh nhiệt, giải độc, điều trị các chứng sang độc, tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức và chứng mai hạch khí (tức trong người như có vật gì đó vướng tắc, nuốt không được, nhả cũng không được nhưng ăn uống thì bình thường).

Cách nấu: Lấy 50 g gạo tẻ nấu thành cháo, sau đó cho thêm 6 g nụ hoa mơ trắng vào (chọn nụ chưa nở), nấu chín và ăn vào lúc đói.

Cần lưu ý: Những người bị viêm dạ dày và âm hư không được dùng cháo này.

Ngoài ra, các bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn thêm về thời gian và liều lượng cụ thể khi dùng (vì dùng quá nhiều hoa mơ có thể gây ra táo bón và khiến người bệnh dễ nóng giận… ) (9) (10).

Hoa mơ Prunus mume
Hoa mơ trắng

Hoa mơ và các bài thuốc chữa bệnh

Hoa mơ trắng có vị chua chát, hơi đắng nhưng cũng hơi ngọt, không có độc và có tính mát. Theo y học cổ truyền, hoa mơ có các công dụng như:

  • Làm sáng mắt.
  • Kích thích vị giác, giúp thèm ăn, dễ tiêu hóa.
  • Giải phiền khát, điều trị các bệnh về đường ruột.
  • Chữa bệnh gan, đau tức ngực, ho đàm.
  • Chữa bệnh đậu mùa.
  • Chữa nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…

Liều dùng tham khảo từ 5 – 10 g hoa mỗi ngày, sắc lấy nước uống.

Ngoài ra, nếu bị nôn mửa, bạn có thể lấy 15 g hoa mơ trắng hãm với nước nóng rồi uống như trà. Nếu cổ họng bị nghẹn, gan tụ khí, loét tá tràng và đầy hơi, khó tiêu; có thể dùng 6 g hoa mơ trắng và 2 quả quýt phơi khô, sắc lấy nước uống (7).

Vài nét về cây mơ và hoa mơ

Cây mơ vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được di thực sang miền Bắc Việt Nam và các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Ngoài tên gọi này, cây còn có các tên gọi khác như: mơ ta, mơ mai, xuân mai, đào mai, hồng mai, bạch mai, hắc mai, mơ Nhật Bản, mơ Đông Á, Ume (tên tiếng Nhật), Japanese apricot (tên tiếng Anh), mai (梅) (tên tiếng Hoa), mắc mòi (tên tiếng dân tộc Tày), má pheng (tên tiếng dân tộc Thái),…

Hoa mơ màu đỏ Prunus mume
Hoa mơ màu đỏ

Hoa mơ có thường có 5 cánh hoặc nhiều hơn, tùy theo giống, loài. Ở Trung Quốc, có hơn 300 loài mơ với các màu sắc khác nhau như trắng, hồng, đỏ, vàng… Ở nước ta, các loại mơ quý nổi tiếng có thể kể đến là Thanh mai, Nhất chi mai… và về màu sắc thì hoa mơ trắng là loại phổ biến hơn cả.

Rừng mơ
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang“ (thơ Tố Hữu)

Ngoài ra còn có một giống mơ quý hiếm gọi là “song mai”, mỗi mấu gồm hai quả to, rất đẹp, loại này hoa có 6 cánh.

Tư liệu tổng hợp

  1. Cáo tật thị chúng, https://www.thivien.net/M%C3%A3n-Gi%C3%A1c-thi%E1%BB%81n-s%C6%B0/C%C3%A1o-t%E1%BA%ADt-th%E1%BB%8B-ch%C3%BAng/poem-6bWbNmO7lol7pdNguEXQvQ.
  2. Cao Bá Quát, https://www.thivien.net/Cao-B%C3%A1-Qu%C3%A1t/author-2eyz08Vw3mwjAHFJik43sA.
  3. Từ Châu đạo trung, https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Du/T%E1%BB%AB-Ch%C3%A2u-%C4%91%E1%BA%A1o-trung/poem-D-bWpjLle9k2lqrysB28kA.
  4. Mơ (cây), https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%A1_(c%C3%A2y).
  5. Mai vàng, https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_v%C3%A0ng.
  6. Tìm hiểu cành Mai trong bài kệ của Mãn Giác Thiền sư, https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5ED652.
  7. Vương Ngọc Điển, Trái cây chữa bệnh, NXB Phụ nữ.
  8. Tảo mai, https://www.thivien.net/Tề-Kỷ/Tảo-mai/poem-c42Fo3ZSG5A6O9_dwtyy2A.
  9. 中药绿萼梅的副作用与禁忌, https://www.ys991.com/zhongyi/cy/13324.html.
  10. Nguyễn Văn Đàn – Vũ Xuân Quang – Ngô Ngọc Khuyến, Cây hoa chữa bệnh – hoa trị liệu pháp, NXB Y học, Hà Nội, 2005.
  11. Cây nhất chi mai (cây mai trắng), https://blogcaycanh.vn/cay_canh/d/cay-nhat-chi-mai-cay-mai-trang, 
  12. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai, https://thuvienhoasen.org/a22061/nhat-chi-mai
  13. 越南汉诗有哪些优秀作品, https://www.zhihu.com/question/46780291/answer/103946568
  14. Cáo tật thị chúng (Mãn giác thiền sư), Tác phẩm văn học thi kệ nổi tiếng Lý – Trần, https://so1vn.vn/cao-tat-thi-chung-man-giac-thien-su-tac-pham-van-hoc-thi-ke-noi-tieng-ly-tran/
  15. Tìm hiểu về Mai hoa: Orunus mume sieb.et. Zucc, https://caytrongvatnuoi.com/cay-canh/mai-hoa-prunus-mume-sieb-et-zucc/
  16. Nhớ Nhị độ mai, https://nhandan.com.vn/cuoituan/doi-song-van-hoa/item/19450602-.html
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 192

Bài viết liên quan

Cà phê kỵ gì
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê
Cây nhàu trị bệnh gì
Cây nhàu, trái nhàu và lá nhàu trị bệnh gì? Cách làm món cá đuối hấp lá nhàu
Tân di có tác dụng gì
Dược liệu hoa tân di có trị được viêm xoang? Công dụng làm thuốc và cách nhân giống

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh gan/ Món ăn ngon/ nhức đầu/ sáng mắt/ tiêu hóa

Bài viết trước « Lan bạch cập (củ) chữa phỏng, mụn nhọt, ho lao và ho lâu năm ra máu
Bài viết sau Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas) »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Phụ nữ

Nên tha thứ hay là quên?

23/06/2022

Yoga

Sống thông minh là như thế nào?

23/06/2022

Phụ nữ đẹp

Bạn là người có cảm xúc hay không có cảm xúc?

20/06/2022

Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức

19/06/2022

Thiền định - thông minh

Cơ chế vận hành nghiệp lực và cách vượt ra khỏi nghiệp

19/06/2022

Yoga

Tinh hoa của Yoga – cách để sống trọn vẹn

17/06/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!