• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Khoai lang và 12 công dụng quý: giúp giảm cân, trị táo bón, tiểu đục, di tinh, kiết lỵ, ngừa say tàu xe…

Khoai lang và 12 công dụng quý: giúp giảm cân, trị táo bón, tiểu đục, di tinh, kiết lỵ, ngừa say tàu xe…

02/10/2021 01/03/2022 Cây Hoa Lá

Có một sự thật khá thú vị, đó là: lá rau lang, nếu ăn sống thì dễ bị táo bón nhưng nếu nấu canh hoặc luộc lên ăn thì lại trị táo bón, giúp nhuận tràng. Vậy, ăn khoai lang có giúp giảm cân không?

Nội dung chính ⇒

  • Khoai lang có tác dụng gì?
  • 1. Củ khoai lang ngừa say tàu xe
  • 2. Củ khoai bồi bổ cơ thể, trị cảm cúm
  • 3. Củ khoai điều trị tiểu đục, di tinh
  • 4. Củ khoai lang ít calo, giàu dinh dưỡng, giúp giảm cân
  • 5. Củ khoai điều trị kiết lỵ
  • 6. Củ khoai điều trị chứng khớp xương kêu cụp cụp
  • 7. Lá và củ khoai lang điều trị tiểu đường
  • 8. Rau lang luộc giúp giảm cân, nhuận tràng
  • 9. Lá rau lang giúp lợi sữa
  • 10. Lá rau lang giúp xẹp mụn mủ và làm lành vết bỏng
  • 11. Lá rau lang điều trị say sắn (ngộ độc khoai mì)
  • 12. Lá rau lang sơ cứu khi bị ngộ độc nấm, ngộ độc thuốc trừ sâu và ngộ độc thực phẩm
  • Lưu ý khi dùng
  • Thông tin thêm
  • Tư liệu tham khảo

Khoai lang có tác dụng gì?

Trong đời sống hàng ngày, lá và củ khoai lang đều là những vị thuốc quý.

Củ khoai lang có giúp giảm cân không
Khoai lang

1. Củ khoai lang ngừa say tàu xe

Với những người bị say tàu xe thì chỉ cần bước lên xe là ruột gan cồn cào, đầu óc chao đảo, buồn nôn…

Với trường hợp này, bạn có thể lấy một củ khoai lang sống (nên chọn loại khoai vỏ đỏ, ruột vàng vì nó ngon ngọt và cho hiệu quả cao hơn), rửa sạch rồi mang theo.

Khi thấy xe bắt đầu chạy, bạn hãy ăn một miếng khoai sống, vừa nhai nhâm nhi vừa nuốt lấy nước (nhai cả vỏ, phần xác thì nhả bỏ).

Sau khi nhai và nuốt nước, bao tử bạn sẽ đỡ cồn cào hơn và tinh thần cũng thoải mái hơn, mạnh hơn.

Củ khoai ấy, cứ thỉnh thoảng bạn lại cắn một miếng và nhai nuốt thì cơn say xe sẽ được ngăn ngừa.

2. Củ khoai bồi bổ cơ thể, trị cảm cúm

Để bồi bổ cơ thể thì cách dễ nhất chính là ăn khoai lang luộc.

Khoai lang trắng luộc có giúp giảm cân không
Khoai lang trắng luộc

Được biết, khoai lang là loại thực phẩm giàu đạm (giúp các cơ thịt nở nang), giàu chất xơ (giúp giảm táo bón), giàu vitamin A, C và các khoáng chất (giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng).

Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian thì khi bị cảm cúm (cảm lạnh), bạn có thể lấy củ khoai sống, đem rửa sạch, xắt lát mỏng và phơi khô để dùng làm thuốc.

Cách dùng như sau: lấy một nắm củ khoai lang khô, cho vào nồi, đổ nước vào, nấu cho khoai chín nở rồi chắt lấy nước, để bớt nóng thì uống.

3. Củ khoai điều trị tiểu đục, di tinh

Theo y học cổ truyền, củ khoai lang còn có thể điều trị chứng tiểu đục và di tinh ở nam giới.

Cách dùng như sau: lấy củ khoai rửa sạch, xắt mỏng rồi phơi khô, sau đó xay (giã, nghiền) cho nát thành bột và để uống dần.

Liều lượng: mỗi lần uống thì lấy 15 – 20 g bột ấy, hòa với nước uống (uống 2 lần mỗi ngày, vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ).

4. Củ khoai lang ít calo, giàu dinh dưỡng, giúp giảm cân

Sau khi nấu chín thì 100 g củ khoai lang chỉ cung cấp 90 calo (đây là mức năng lượng khá thấp).

Trong khi đó, ăn 100 g củ khoai lang chín sẽ khiến bạn thấy no và”chắc bụng”, không muốn ăn thêm thứ khác. Vì vậy, ăn khoai lang luộc có thể giúp giảm cân hiệu quả mà vẫn an toàn (vì củ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như Ca, K, Zn, Mg, vitamin A, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C và vitamin E.

Ăn khoai lang có giúp giảm cân không?

Cách dùng: mỗi ngày ăn khoảng 100 – 200 g củ khoai luộc, mỗi tuần ăn 2 hoặc 3 lần là được.

5. Củ khoai điều trị kiết lỵ

Ít ai biết rằng củ khoai lang nướng lại có thể điều trị kiết lỵ hiệu quả.

Cách dùng rất đơn giản: đó là bạn hãy nướng củ khoai cho cháy khét hết lớp vỏ ngoài (phần bên trong cũng chín hoàn toàn), sau đó bóc bỏ vỏ và ăn phần đã chín bên trong (ăn lúc củ khoai còn ấm nóng).

6. Củ khoai điều trị chứng khớp xương kêu cụp cụp

Với những người sáng sớm thấy tay chân kêu cụp cụp mỗi khi cử động thì có thể lấy củ khoai lang trắng, rửa sạch, xay nát và uống sống như sinh tố vậy (để tạo chất nhờn trong khớp).

7. Lá và củ khoai lang điều trị tiểu đường

Theo kinh nghiệm dân gian thì đọt lá của loại rau lang vỏ đỏ ruột vàng có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường (bằng cách luộc ăn, thường thì trong 3 tuần sẽ thấy hiệu quả).

Bên cạnh đó, ăn nửa củ khoai lang tím luộc trước bữa ăn còn giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm: Vì sao người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn thêm khoai lang tím luộc? Ăn như thế nào để hiệu quả?

8. Rau lang luộc giúp giảm cân, nhuận tràng

Lá rau lang ở dạng sống thì hơi chát nên dễ gây táo bón. Vì vậy, dân gian thường luộc lên hoặc nấu canh ăn để nhuận tràng, giảm táo bón và giảm cân.

Rau lang luộc có giúp giảm cân không?
Rau lang luộc

Có được công dụng này là nhờ lá rau lang có chứa chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và hạn chế sự tích tụ mỡ thừa.

Không chỉ thế, lá rau lang còn chứa chất đạm, vitamin B1, B3, B6, vitamin C, Cam Mg, K… nên giúp giảm cân mà không làm cơ thể mất sức.

9. Lá rau lang giúp lợi sữa

Theo kinh nghiệm dân gian thì phụ nữ sau sinh có thể ăn rau lang luộc (xào hoặc nấu canh) để giúp lợi sữa (ăn vào bữa cơm).

Liều lượng: 60 – 100 g mỗi ngày.

10. Lá rau lang giúp xẹp mụn mủ và làm lành vết bỏng

Với các trường hợp này, bạn hãy hái một ít đọt rau lang (hái phần đọt non), rửa sạch, giã nát ra rồi đắp lên là được.

Lá rau lang
Lá rau lang

11. Lá rau lang điều trị say sắn (ngộ độc khoai mì)

Trước đây, dân gian ta mỗi khi luộc khoai mì thường bẻ thêm vài lá rau lang, bỏ vào nồi, cùng nấu chung để phòng ngừa ngộ độc (củ khoai mì sống có độc, vì vậy, nếu nấu không chín kỹ thì sẽ dễ bị ngộ độc).

Với trường hợp đã bị trúng độc khoai mì (say sắn), dân gian thường hái 200 g đọt lá rau lang tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm chút nước và vắt lấy nước uống ngay.

12. Lá rau lang sơ cứu khi bị ngộ độc nấm, ngộ độc thuốc trừ sâu và ngộ độc thực phẩm

Với các dạng ngộ độc vừa kể trên thì bạn cũng có thể sơ cứu lập tức bằng cách lấy 200 g đọt lá rau lang, giã hoặc xay nát rồi đổ thêm một ít nước vào, vắt lấy nước uống (khoảng 1 chén).

Rau lang

Sau đó, bạn nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời (vì dùng nước ép rau lang chỉ có tác dụng khống chế chất độc).

Lưu ý khi dùng

  • Không ăn những củ khoai đã nảy mầm, bị nấm mốc.
  • Không ăn quá nhiều trong ngày vì sẽ dễ gây chướng bụng.
  • Không ăn liên tục trong thời gian dài.
  • Không nhai quá vội củ khoai luộc vì sẽ dễ bị sặc, mắc nghẹn.
  • Không ăn quá nhiều lá rau lang luộc vì sẽ dễ bị tiêu chảy, sỏi thận…
  • Hạn chế ăn củ khoai nướng vì các thực phẩm nướng bằng than, bốc khói khi nướng đều chứa chất gây ung thư (do khí cháy tạo thành).

Thông tin thêm

  • Nên chọn khoai lang trắng làm thuốc vì nó ít gây đầy bụng. Với người bị béo phì thì nên ăn một ít củ khoai lang trắng (luộc lên) vì nó ít calo hơn và hiệu quả giảm mỡ cũng cao hơn.
  • Loại khoai vỏ đỏ ruột vàng được đánh giá là chứa nhiều vitamin A nhất.

Tư liệu tham khảo

  1. Sweet potato, https://en.m.wikipedia.org/wiki/Sweet_potato,
  2. Khoai lang trong y học cổ truyền Việt Nam, https://www.youtube.com/watch?v=T4dctiBZeE8&list=LL&index=1
  3. Rau lang, https://www.youtube.com/watch?v=tfvkhKqPTEc&list=LL&index=52,
  4. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, trang 78.
  5. Võ Văn Chi, Cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh, NXB Khoa học và kỹ thuật, trang 148.

Xem thêm: Rau muống có công dụng gì, chữa bệnh gì?

Từ khóa: Rau lang có giúp giảm cân không?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 20

Bài viết liên quan

Đường phèn
Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Đường phên là đường gì, có công dụng gì
Đường phên mua ở đâu, có công dụng gì? Đường phên có phải là đường phía thô?
Các loại đường, đường đen là gì
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: cảm sốt/ di mộng tinh/ giải độc/ kiết lỵ/ lợi sữa/ Món ăn ngon/ nhuận tràng/ say tàu xe/ táo bón/ tiểu đường/ xương khớp

Bài viết trước « Củ mài (hoài sơn) dưỡng da, dưỡng sinh và điều trị bệnh
Bài viết sau 10 vị thuốc Nam quen thuộc giúp điều trị tiểu đường tại nhà »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Phụ nữ

Nên tha thứ hay là quên?

23/06/2022

Yoga

Sống thông minh là như thế nào?

23/06/2022

Phụ nữ đẹp

Bạn là người có cảm xúc hay không có cảm xúc?

20/06/2022

Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức

19/06/2022

Thiền định - thông minh

Cơ chế vận hành nghiệp lực và cách vượt ra khỏi nghiệp

19/06/2022

Yoga

Tinh hoa của Yoga – cách để sống trọn vẹn

17/06/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!