Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một trong những loại bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam, thường gặp ở người già, người béo phì…
Thuốc điều trị cao huyết áp thì có rất nhiều, trong đó, có thể kể đến những vị thuốc dễ dùng sau đây:
Nội dung chính ⇒
1. Nụ tam thất điều trị cao huyết áp
Nụ tam thất là vị thuốc có tác dụng an thần, hạ huyết áp và hợp với những người vừa bị cao huyết áp, vừa bị thừa cân, mất ngủ.
Ở quê tôi, các cô lớn tuổi bị mất ngủ do cao huyết áp, sau khi uống trà nụ tam thất đều thấy dễ ngủ và thoải mái hơn.
Cách dùng như sau: Lấy 5 – 8 nụ hoa tam thất khô (khoảng 1 – 3 g), cho vào ly rồi đổ nước sôi vào, đợi nước nguội thì uống một nửa vào buổi sáng, một nửa vào buổi trưa. Sau đó, ta đổ thêm nước sôi vào ly ấy, đợi nước nguội thì uống vào buổi chiều.
Với những người chỉ bị tăng huyết áp nhẹ hoặc mới uống lần đầu thì chỉ nên dùng 5 nụ mỗi ngày, bạn nhé!
Trà nụ tam thất có vị hơi đắng nhẹ nhưng thơm và dễ uống.
Xem thêm: Những lưu ý khi dùng nụ tam thất làm thuốc Tại đây.
2. La hán quả điều trị cao huyết áp
La hán quả là loại quả thường được dùng để nấu nước mát. Không chỉ thế, nó còn tốt cho tim mạch và giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh tăng huyết áp.
Cách dùng như sau: lấy 16 g la hán quả (mua ở các tiệm thuốc Bắc), bóp cho bể ra nhỏ nhỏ rồi cho vào nồi, nấu cùng 4 chén nước.
Khi thấy nước sôi, ta vặn lửa nhỏ lại, để thêm 10 phút nữa thì tắt bếp, để nguội tự nhiên và cho vào ngăn mát tủ lạnh, uống dần trong ngày, mỗi lần 1 ly.
Trà la hán quả vừa ngọt vừa thơm nên rất dễ uống, bạn nấu ngày nào thì uống ngày đó, không để qua đêm nhé!
Xem thêm: Những lưu ý khi mua và dùng la hán quả Tại đây.
3. Cây sương sáo điều trị cao huyết áp
Không chỉ giúp điều trị tiểu đường và đau nhức xương khớp, cây sương sáo còn có tác dụng điều trị cao huyết áp.
Cách dùng như sau: mỗi ngày, lấy 30 – 60 g cành lá cây sương sáo, rửa sạch, chặt thành từng đoạn ngắn rồi nấu lấy nước uống (chia thành nhiều lần uống trong ngày).
Xem thêm: Những lưu ý khi dùng cây sương sáo làm thuốc trị bệnh Tại đây.
4. Thảo quyết minh điều trị cao huyết áp
Thảo quyết minh là hạt muồng muồng, thường được dùng để làm thuốc mát gan, giúp sáng mắt, điều trị táo bón và cao huyết áp.
Cách dùng như sau: mỗi ngày, lấy 10 g thảo quyết minh (mua ở các tiệm thuốc Bắc hoặc trong hiệu trà), cho vào chảo, rang qua rang lại bằng lửa nhỏ cho đến khi thấy có mùi thơm nhẹ thì tắt lửa, đổ ra dĩa cho nguội. Sau đó, bạn cho vào nồi, đổ nước vào và nấu lấy nước uống (nấu với 1 lít nước, khi thấy sôi thì vặn lửa nhỏ lại, sau đó để thêm 10 phút mới tắt bếp).
Trà này bạn chia thành 3 lần uống trong ngày (sau khi uống xong, bạn cũng có thể đổ thêm 1 chén nước, nấu lên để lấy thêm nước thuốc đợt 2 vì thường thì sau 1 đợt nấu, thảo quyết minh vẫn còn chất thuốc).
Nhìn chung, trà này có mùi thơm nhẹ, không đắng nên rất dễ uống (bạn có thể pha nước đá để dễ uống hơn).
Xem thêm: Lưu ý khi dùng thảo quyết minh Tại đây.
5. Cỏ mần trầu điều trị cao huyết áp
Cỏ mần trầu là vị thuốc Nam quen thuộc mà bạn có thể tự tìm hái và phơi khô để dùng dần. Được biết, cỏ mần trầu có thể điều trị hàng chục loại bệnh thường gặp, trong đó có bệnh Gút và tăng huyết áp.
Cách dùng như sau: Nhổ toàn cây cỏ mần trầu, rửa sạch rồi chặt thành từng đoạn ngắn, đem phơi khô để dùng nhiều lần.
Mỗi ngày, bạn lấy từ 15 g đến 20 g cỏ mần trầu khô, nấu với 1 lít nước rồi chắt lấy nước thuốc, sau đó đổ thêm 2 chén nước nữa và nấu, chắt lấy nước thuốc (tức nấu 2 lần để cỏ mần trầu tiết ra hết chất thuốc).
Sau cùng, bạn trộn nước thuốc của 2 lần nấu lại và chia thành 3 lần uống trong ngày (nên để trong bình giữ nhiệt hoặc ngăn mát tủ lạnh).
Nước sắc từ cỏ mần trầu có mùi hương nhẹ, lạt lạt nên dễ uống.
***
6. Kim tiền thảo trị cao huyết áp
Kim tiền thảo cũng là vị thuốc giúp hạ huyết áp. Nó dễ uống, thơm nhẹ và dễ trồng. Nếu bạn muốn mua thì liên hệ mình qua sdt 0979254124 nha.
Ngoài các bài thuốc trị cao huyết áp vừa kể trên thì người bị cao huyết áp cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, trong đó, cần chú ý các điểm sau:
- Không nên nêm nếm thức ăn quá mặn (vì muối làm tăng huyết áp).
- Không nên ăn nhiều nước mắm, các bọc snack (tôm miếng), bánh quy… vì các loại này chứa nhiều muối.
- Ăn rau củ quả nhiều hơn và uống đủ nước, trung bình từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (lưu ý mỗi lần uống một ít, không quá 1 ly nước).
Xem thêm: Lưu ý khi dùng cỏ mần trầu Tại đây.