• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Thảo dược » Tác dụng của rau ngót và tác hại của rau ngót

Tác dụng của rau ngót và tác hại của rau ngót

04/10/2021 12/11/2022 Cây Hoa Lá

Rau ngót là loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng, có thể xào, nấu canh, nấu mì và vắt lấy nước để tạo màu cho món bánh Tét thêm ngon!

Rau ngót chữa bệnh gì
Rau ngót

Tuy nhiên, có những điều cần lưu ý khi dùng loại rau này để không bị tác dụng phụ.

Nội dung chính ⇒

Toggle
  • Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
  • Rau ngót bao nhiêu calo?
  • Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rau ngót, ăn nhiều có tốt không?
  • Bà bầu ăn rau ngót được không?
  • Rau ngót ăn sống được không?
  • Rau ngót có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
  • Những người nào không nên dùng rau ngót? Tác hại của rau ngót
  • Tác hại của rau ngót và lưu ý khi dùng
  • Các bài thuốc an toàn, thông dụng từ rau ngót
    • 1. Điều trị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
    • 2. Điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ
    • 3. Giúp giảm nám trên da mặt
  • Rau ngót có tên khoa học, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?
  • Tư liệu tham khảo

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy lá rau ngót có chứa chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin A, B1, C và các khoáng chất như Can xi, Sắt, Phốt pho, Ka li, Na tri và Kẽm.

Rau bồ ngót có công dụng gì
Rau ngót

Rau ngót bao nhiêu calo?

Được biết, 100 g rau ngót cung cấp 59 kcal. Đây là mức năng lượng thấp (tuy nhiên vẫn cao hơn các loại rau quả khác như rau muống, rau xà lách, bí đao, cải xoong…).

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rau ngót, ăn nhiều có tốt không?

Mỗi ngày, mỗi người có thể ăn 30 g rau ngót đã nấu chín (rau ngót rất nhẹ), mỗi tuần ăn 1 lần, không nên ăn nhiều.

Canh rau ngót
Canh rau ngót

Được biết, trên thế giới đã có nhiều trường hợp dùng rau ngót quá nhiều (hơn 150 g mỗi ngày) dẫn đến tắc nghẽn không khí; dùng rau ngót liên tục (hơn 2 tháng) dẫn đến suy hô hấp, ho dai dẳng, viêm tiểu phế quản… và nhiều tác hại khác.

Vì vậy, mặc dù rau ngót tốt cho sức khỏe, có thể điều trị bệnh nhưng chúng ta không được lạm dụng.

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót vì sẽ dễ bị sảy thai do co thắt tử cung (nhất là ở giai đoạn đầu thai kỳ).

Ngoài ra, nếu có nuôi gia súc (như lợn nái) thì cũng không nên cho chúng ăn rau này vì cũng sẽ gây sảy thai.

Rau ngót ăn sống được không?

Hiện nay, nhiều chị em muốn giảm cân bằng cách uống nước ép lá rau ngót. Tuy nhiên, đây là cách dùng không an toàn vì sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa (nếu uống quá nhiều còn có thể dẫn đến ngộ độc).

Nước ép rau ngót không an toàn như bạn nghĩ
Nước ép rau ngót không an toàn như bạn nghĩ

Ngoài ra, dùng rau ngót sống còn dễ bị các tác dụng phụ như khó thở, khó ngủ, chán ăn… Vì vậy, chúng ta nên nấu chín rồi mới ăn nhé!

Rau ngót có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Trong Đông y, rau ngót được biết đến với tác dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa nội tạng, tăng cường chức năng tiêu hóa và đào thải cặn bã.

Cách dùng: Thông thường, dân gian hay dùng rau ngót nấu canh ăn (mỗi người khoảng 30 – 40 g lá mỗi ngày), thỉnh thoảng ăn một lần chứ không ăn thường xuyên (thường thì mỗi tuần ăn 1 lần là được).

Canh rau ngót bồi bổ cơ thể
Canh rau ngót bồi bổ cơ thể

Bên cạnh đó, lá rau ngót còn được dân gian dùng điều trị các chứng như:

  • Ban sởi, bí tiểu tiện.
  • Giúp thanh mát cơ thể, tiêu độc.
  • Giúp hạ sốt, giảm ho.

Cách dùng: Lấy 20 – 40 g lá rau ngót tươi, nấu lấy nước uống và khi thấy khỏi bệnh thì ngưng (không nên dùng quá 1 tuần).

Nếu dùng liên tục trong thời gian dài, rau ngót có thể gây ra các tác dụng phụ, dẫn đến ngộ độc và hình thành bệnh tật. Tuy nhiên, nếu dùng đúng cách thì nó lại là một loại rau giàu dinh dưỡng, có thể dùng điều trị bệnh.

Những người nào không nên dùng rau ngót? Tác hại của rau ngót

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng rau ngót.
  • Người kém ăn, mất ngủ không nên ăn vì rau ngót sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Người thiếu Can xi, bị còi xương không nên ăn vì rau ngót có chứa chất làm cản trở cơ thể hấp thụ các chất này.
  • Người lớn tuổi không nên ăn.

Tác hại của rau ngót và lưu ý khi dùng

  • Cần chọn nguồn rau an toàn, không bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng… (kết quả kiểm nghiệm cho thấy 80 % mẫu rau ngót (lấy tại chợ đầu mối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đã bị phun thuốc bảo vệ thực vật (để phòng trừ nhện, bệnh xoăn lá và kích thích rau mau lớn). Vì vậy, tốt nhất là bạn nên ăn rau tự trồng.
  • Ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi mới chế biến.
Rau ngót có tác dụng gì
Rau ngót

Các bài thuốc an toàn, thông dụng từ rau ngót

Rau ngót là loại rau an toàn khi dùng điều trị các bệnh ngoài da như:

1. Điều trị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Lấy một ít lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát rồi dùng miếng vải lược bỏ bã. Phần nước này, bạn thấm vào miếng bông gòn rồi thoa nhẹ lên lưỡi của trẻ. Thường thì thoa hai hoặc ba lần là khỏi.

2. Điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

Cách dùng rất đơn giản, đó là hái lá rau ngót tươi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước thoa lên (mỗi ngày thoa 2 hoặc 3 lần thì sẽ rất mau khỏi).

Lưu ý: Trước khi thoa lần thuốc mới thì bạn nên dùng miếng khăn, thấm nước rồi lau sạch phần thuốc cũ bám trên da nhé!

3. Giúp giảm nám trên da mặt

Hái lá rau ngót tươi, giã nát rồi vắt lấy nước, thoa lên vùng da bị nám trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại với nước (mỗi tuần đắp 2 lần).

Nếu muốn tẩy tế bào chết thì bạn cho thêm một tí muối vào phần nước rau ngót đã giã nát rồi thoa lên, bạn nhé!

Lưu ý: Bạn nên thử trước ở một phần da nhỏ trên mặt xem có bị kích ứng không, bạn nhé!

Rau ngót có tên khoa học, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?

Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus.

Trong tiếng Anh, rau ngót được gọi là Sweet Leaf (tuy nhiên, bạn nên tra cứu bằng tên khoa học để tránh trùng tên với các cây khác trong tiếng Anh).

Trong tiếng Trung, rau ngót được gọi là 守宫木 (thủ cung mộc, [shǒu gōng mù]).

Tư liệu tham khảo

  1. Sauropus androgynus, https://en.wikipedia.org/wiki/Sauropus_androgynus
  2. Bà bầu ăn rau ngót được không?, trang eva.
  3. Rau ngót và những điều cần cẩn trọng khi dùng làm thực phẩm, https://caythuoc.org/can-can-trong-khi-dung-cay-rau-ngot-lam-thuc-pham.html
  4. Điều cấm kỵ khi ăn rau ngót nhưng nhiều người vẫn không hay biết, trang kenh14.
  5. 80 % mẫu rau ngót “tắm” thuốc độc, https://moitruong.com.vn/moi-truong-cuoc-song/moi-truong-suc-khoe/ha-noi-80-mau-rau-ngot-tam-thuoc-doc-5920.htm

Xem thêm: Rau mồng tơi có công dụng gì?

  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Lá cách làm gì ngon? Món ăn từ lá cách
Lá cách làm gì ngon? Món ăn từ lá cách
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bồi bổ/ ho/ lợi tiểu/ rôm sảy/ sảy thai hư thai/ thanh nhiệt/ tiêu hóa

Bài viết trước « Rau kinh giới có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Bài viết sau Cách dùng bí đao giúp giảm cân, điều trị mụn, nám và tiểu đường »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (7)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (18)
  • Sản phẩm làm đẹp (1)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!