Trong các nồi xông giải cảm thì lá sả là thành phần không thể thiếu vì nó có thể trừ tà khí, khử mùi hôi tanh, sát khuẩn, giải cảm và phòng bệnh truyền nhiễm. Ăn củ sả có tốt không, có tác dụng gì? Trong ăn uống, những món có mùi tanh cũng thường được nấu cùng với sả để khử mùi như: thịt vịt kho sả, ốc luộc sả, cua luộc sả, gà hấp sả, lươn kho sả... Ngoài ra, những món ăn có tính lạnh (như nấm rơm, nấm ... Xem chi tiết
lợi tiểu
Uống nước tắc có tác dụng gì, có giúp giảm cân, giảm mụn không?
Trái tắc (hạnh, quất) không xa lạ gì với tất cả chúng ta. Vào buổi trưa nắng nóng, uống một ly nước tắc thì giải nhiệt, giải khát ngay lập tức. Nhìn chung, trái tắc có mùi thơm đậm hơn trái chanh, vì vậy, nước tắc thường được ưa chuộng hơn (màu sắc của ly nước tắc cũng hấp dẫn hơn). Trái tắc có tác dụng gì? Được biết, trái tắc chứa nhiều vitamin C và hầu như không chứa chất béo. Vì vậy, khi bị cảm, bạn có ... Xem chi tiết
Ăn củ năng có tác dụng gì, có giảm cân không và cách nấu chè củ năng hạt sen
Củ năng (củ năn) là đặc sản ẩm thực của miền Tây Nam Bộ và cũng là vị thuốc nhiều công dụng. Củ năng mua ở đâu, bao nhiêu 1 kg, làm món gì ngon? Bạn có thể mua củ năn tại các siêu thị hoặc mua tại các chợ quê vào mùa củ năn (nhưng thường ít thấy ở chợ, ở siêu thị thì dễ thấy hơn). Thông thường, củ năn tươi có giá dao động từ 20 - 50 ngàn đồng/ kg. Củ năng ăn sống được không? Câu trả lời là: không ... Xem chi tiết
Ăn bòn bon có tác dụng gì, có tốt không và có gây nổi mụn không?
Bòn bon là loại trái cây thơm ngon, càng ăn càng ghiền vì thịt nó mềm trong và ngọt ngây. Bòn bon bao nhiêu calo, ăn bòn bon giúp giảm cân hay tăng cân? Trái bòn bon tuy ngọt nhưng lượng calo cũng không đến mức quá cao. Trung bình, 100 g thịt quả bòn bon chín chỉ cung cấp khoảng 70 calo (trong khi mức năng lượng từ 100 g thịt quả bơ là 160 calo, từ măng cụt là 73 calo, sầu riêng là 180 calo, dưa hấu là 30 ... Xem chi tiết
Phổ tai hạt é có tác dụng gì, có giúp giảm cân không?
Trong các công thức nước uống giải nhiệt thường có "phổ tai" và "hạt é". Vậy, chúng là gì và có công dụng gì? Phổ tai được làm từ gì, có phải là rong biển không? Vâng, phổ tai chính là một loại rong biển có thể ăn được. Bạn có thể làm món ăn (nấu canh, kho, nấu chè) hoặc làm thức uống (coktail, nước phổ tai hạt é mủ gòn, phổ tai pha nước đá...). Ở dạng tươi, phổ tai có màu xanh như nhiều loại rong biển khác. Sau ... Xem chi tiết
Uống nước rễ tranh có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?
Bạn có biết, cụm từ "nhà tranh" ban đầu là để chỉ những ngôi nhà được làm bằng cỏ tranh, sau này mới được dùng để chỉ những ngôi nhà đơn sơ vách lá. Và cỏ tranh là loại cỏ mọc hoang với sức sống mãnh liệt, có thể dùng thân rễ làm thuốc với tên gọi "bạch mao căn". Vâng, bạch mao căn chính là rễ tranh - những cọng trắng trắng, có vị ngọt mà ta thường nấu làm nước mát và làm thuốc điều trị bệnh. Tác dụng của ... Xem chi tiết
Trái bầu đắng có độc không? Ăn trái bầu có tác dụng gì?
Nếu bạn ăn bầu mà thấy có vị đắng thì cần bỏ ngay vì trái bầu ấy có độc, nếu ăn vào thì sẽ bị ngộ độc: nhẹ thì đau họng, tiêu chảy, nặng thì nôn mửa, rụng tóc và thậm chí tử vong. Được biết, trái bầu, trái bí ngòi, bí đao, mướp, dưa leo, bí rợ... vốn không có vị đắng. Vì vậy, nếu chúng có vị đắng thì chứng tỏ chúng đã chứa quá nhiều chất Cucurbitacin - chất này có độc. Còn với những quả bầu bình thường, nấu ... Xem chi tiết
Củ su su có tác dụng gì và tác hại của quả su su
Gọi là củ su su nhưng thực chất nó lại là quả của dây su su - một loại dây leo giàn. Và su su luộc, xào hay nấu canh đều thơm ngon (đặc biệt là luộc rồi chấm muối tiêu). Củ su có chứa các chất dinh dưỡng gì, có giúp giảm cân không? Được biết, củ su có chứa chất đạm, chất xơ, đường, Zn, Mn, Cu, K và các vitamin như B6, B9, C, K... Trung bình 100 g củ su sẽ cung cấp khoảng 19 calo và đây là mức năng ... Xem chi tiết
Quả kiwi có tác dụng gì, có giúp giảm cân và đẹp da không?
Kiwi là loại trái cây nhập khẩu rất được yêu thích ở Việt Nam. Vậy, nó có tác dụng gì mà lại được ưa chuộng đến thế và có phải ai cũng có thể ăn loại quả này không? Kiwi mua ở đâu, làm món gì ngon? Bạn có thể mua kiwi ở siêu thị hoặc các chợ bán trái cây (tuy nhiên nên mua ở siêu thị để đảm bảo nguồn nhập khẩu chất lượng). Bạn biết đấy, độ ngon của kiwi phụ thuộc vào nguồn gốc nhập khẩu của nó. Ngoài ra, khi ... Xem chi tiết
Cách chế biến củ su hào, củ su hào có tác dụng gì?
Củ su hào có hương vị như phần cuống của bông cải nhưng đầm và thanh hơn, xào lên ăn rất ngon. Và bạn biết đấy, chúng ta gọi nó là củ nhưng thực chất, nó lại là phần thân phình to của cây su hào. Củ su hào ăn sống được không, ăn nhiều có tốt không? Củ su hào có thể ăn sống được nhưng chúng ta không nên ăn vì nó dễ gây đau bụng và các tác hại khác đối với hệ tiêu hóa... Với củ su hào đã gọt vỏ và chế biến ... Xem chi tiết
Cải thảo có tác dụng gì, có giúp giảm cân không?
Cải thảo là loại cải ngọt, ngon và nhắc đến nó thì nhiều người liên tưởng ngay đến món kim chi Hàn Quốc. Tuy nhiên, bạn biết đấy, cải thảo xào tỏi cũng là một món rất ngon và cải thảo nấu canh, nhúng lẩu cũng ngon không kém! Không chỉ thế, loại cải này còn mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe, giúp giảm cân và dưỡng da, làm đẹp. Vì sao cải thảo giúp giảm cân, giảm béo? Được biết, 100 g cải thảo ... Xem chi tiết
Tác dụng của hạt hướng dương và hoa hướng dương
Hoa hướng dương có màu vàng hấp dẫn và hương thơm dễ chịu. Hạt hướng dương rang giòn, ăn vào vừa béo, vừa ngon. Không chỉ thế, nhiều bộ phận của cây hướng dương còn được dùng làm thuốc. Hoa hướng dương có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, hoa hướng dương (cả cụm hoa) có các công dụng sau: Giúp hạ huyết áp, điều trị cao huyết áp. Giúp giảm đau, điều trị đau bụng kinh. Điều trị choáng váng, ... Xem chi tiết
Tác dụng của rau ngót và tác hại của rau ngót
Rau ngót là loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng, có thể xào, nấu canh, nấu mì và vắt lấy nước để tạo màu cho món bánh Tét thêm ngon! Tuy nhiên, có những điều cần lưu ý khi dùng loại rau này để không bị tác dụng phụ. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy lá rau ngót có chứa chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin A, B1, C và các khoáng chất như Can xi, Sắt, Phốt pho, ... Xem chi tiết
Rau kinh giới có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Kinh giới không chỉ là một loại rau gia vị mà còn là cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Lá kinh giới có màu xanh ở cả hai mặt và có mùi hương đặc trưng. Kinh giới có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền thì phần trên mặt đất của cây kinh giới (tức thân, cành, lá, hoa, quả) đều có thể dùng làm thuốc nhưng thường là dùng cành lá ở những cây vừa ra hoa (vì lúc này dược tính trong lá lên cao nhất). Sau khi thu ... Xem chi tiết
Nguyên liệu và cách nấu sâm bí đao, bí đao có tác dụng gì?
Bí đao là loại quả quen thuộc với tác dụng thanh nhiệt. Thế nhưng, ít ai biết rằng nó còn là vị thuốc điều trị phù thũng, giúp thông tiểu, giảm mụn, giảm cân, mát tim... Vậy, cách dùng bí đao như thế nào? Bí đao bao nhiêu calo, có giúp giảm cân không? Quả bí đao chứa một lượng nước lớn và các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, chất xơ, Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, C và vitamin PP. Điều đáng ... Xem chi tiết
Đậu săng (đậu chiều, đậu triều) có tác dụng gì, trị bệnh gì?
Ở miền Bắc, người ta gọi là cây đậu triều (đậu chiều) còn ở Miền Nam thì gọi là đậu săng. Có nơi, người ta còn gọi là đậu cọc rào. Ở nước ta, cây đậu triều thường được trồng để hái lá nuôi tằm, lấy quả non xào ăn, luộc ăn (chấm muối tiêu) và lấy hạt làm thức ăn (nấu chè, làm tương đậu...). Cho đến bây giờ, mình vẫn còn nhớ món đậu săng non luộc, chấm muối tiêu, ăn cả vỏ và hạt, ngon ơi là ngon! Ngon hơn cả đậu ... Xem chi tiết
Tác dụng của biển súc, biển súc là cây gì?
Trong Đông y có vị thuốc biển súc 扁蓄 là phần cành lá rau đắng phơi khô. Tuy nhiên, loại rau đắng này khác với rau đắng biển và rau đắng đất mà ta hay dùng nấu canh. Biển súc là cây gì? Phân biệt và nhận dạng các loại rau đắng Cây biển súc (còn được gọi là rau đắng, cây biển hiện, cây càng tôm, cây xương cá...), có tên khoa học là Polygonum aviculare. Được biết, cây biển súc mọc chủ yếu ở Trung Quốc còn ... Xem chi tiết
Rau đắng biển có tác dụng gì?
Rau đắng biển là loại rau ăn quen thuộc ở miền quê, có lá nhỏ, trơn nhẵn, dày và mọng nước. Trong y học cổ truyền, rau đắng biển được biết đến với nhiều công dụng như: 1. Điều trị mụn nhọt, ghẻ lở Hái một nắm rau đắng biển (tươi), rửa sạch, giã nát rồi đắp lên (các này giúp giảm sưng viêm và làm mát da). 2. Điều trị sưng khớp, bong gân Nhổ một nắm rau đắng biển (nhổ cả rễ), rửa sạch rồi để ráo và đem hơ ... Xem chi tiết
Rau bợ trị sỏi thận và nhiều công dụng khác
Rau bợ còn được gọi là "tứ diệp thảo" vì mỗi lá của nó gồm có 4 thùy lá họp lại (khác với lá chua me đất thường có 3 thùy). Rau bợ có tác dụng gì và có thể trị sỏi thận không? Rau bợ có vị ngọt đắng, chứa chất đạm, chất đường, caroteen và vitamin C. Vì vậy, dân gian thường hái rau bợ về để làm rau ăn sống, chấm cá kho, luộc, xào hoặc làm thành món canh rau bợ nấu tôm. Trong y học, rau bợ được biết đến ... Xem chi tiết
Tác dụng làm thuốc của rau dừa nước
Rau dừa nước còn được gọi là "rau dừa trâu", có tính mát và giúp lợi tiểu, mát máu. Trong y học cổ truyền, rau dừa nước thường được dùng điều trị các chứng như: 1. Điều trị thủy thũng (phù thũng) Hái cả nhánh và lá rau dừa nước (càng nhiều càng tốt để dùng nhiều lần), rửa sạch rồi cắt ngắn, phơi khô. Mỗi ngày, bạn lấy 150 - 200 g, cho vào ấm đất rồi đổ 3 chén nước vào, nấu cho đến khi nước rút còn 1 chén ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát và là loại rau nổi tiếng giúp điều trị trĩ, lòi dom, viêm tuyến sữa, đau mắt đỏ... và nhiều bệnh khác. 1. Rau diếp cá điều trị trĩ ra máu Dù là trĩ nhẹ hay trĩ nặng (đi đại tiện máu chảy nhiều) thì dùng rau diếp cá vẫn có hiệu quả. Đây là bài thuốc đã được nhiều người dùng qua và thấy có tác dụng thực sự. Cách dùng như sau: hái rau diếp cá tươi, rửa sạch rồi ăn sống trong các bữa ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của rau mồng tơi, ai không nên ăn rau mồng tơi?
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, vừa giúp đẹp da lại vừa điều trị bệnh. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi dùng loại rau này, bạn nhé! 1. Điều trị chứng lỗ mũi thở ra hơi nóng như lửa Cách điều trị rất đơn giản: bạn lấy lá mồng tơi tươi (lượng vừa đủ), đem nấu canh với cua đồng (lấy cua ngâm rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi đổ vào nồi canh), khi canh chín thì đổ ra tô và ăn vào buổi trưa là được (thường thì chỉ ... Xem chi tiết
Tác dụng của đậu xanh trong y học cổ truyền
Đậu xanh nổi tiếng là loại đậu giúp bổ nguyên khí, làm nảy nở da thịt, giải độc và thanh nhiệt. Vì vậy, những người thường ăn đậu xanh sẽ có vóc dáng đẹp, nở nang. Không chỉ thế, đậu xanh còn được dùng trong nhiều bài thuốc như: 1. Đậu xanh giải các chứng ngộ độc thực phẩm Khi có người bị trúng độc, bạn hãy nhanh chóng lấy hạt đậu xanh nghiền nát rồi hòa với nước và đưa cho người bị trúng độc uống. Nước đậu ... Xem chi tiết
Công dụng của thanh cao hoa vàng – vị thuốc quý dân gian
Bạn có biết cây thanh cao hoa vàng nổi tiếng nhất với tác dụng gì không? Đó là điều trị sốt rét. Công dụng này đã được dân gian Việt Nam và Trung Quốc dùng từ hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, đến năm 2015, nhà nghiên cứu nữ người Trung Quốc là bà Đồ U U (屠呦呦) mới chiết xuất thành công "thanh hao tố" (artemisinin) sau mấy mươi năm nghiên cứu và chứng minh được tác dụng điều trị sốt rét của nó. Kết quả nghiên cứu ... Xem chi tiết
Tác dụng của cà tím và món ngon từ cà tím
Bạn có biết vì sao khi ăn cà tím thì nên nướng lên không? Đó là vì cà tím là thực phẩm Âm tính, vì vậy, để cân bằng Âm - Dương thì phải đem nướng lên (lửa mang tính Dương). Nhiều người có thói quen ăn cà tím sống (xắt mỏng rồi chấm cá, chấm mắm, ăn với rau...). Tuy nhiên, đây lại là thói quen rất có hại cho sức khỏe. Được biết, trong trái cà tím có chứa solanin và đây là chất độc. Tuy nhiên, khi chúng ta ... Xem chi tiết
Tác dụng của cây râu mèo và cách sử dụng cây râu mèo
Râu mèo là cây thuốc nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, nó được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh có liên quan đến đường tiết niệu như: Gút, viêm bàng quang, viêm thận, sỏi đường tiết niệu... Ngoài ra, cây râu mèo còn được dùng điều trị thấp khớp và nhiều bệnh khác. Tác dụng của cây râu mèo trong Đông y Vị thuốc râu mèo trong y học cổ truyền là phần cành lá hoặc toàn cây râu mèo (Orthosiphon ... Xem chi tiết
Công dụng của rau càng cua và tác hại của rau càng cua
Rau càng cua là loại rau dân dã nhưng rất quý vì nó điều trị được rất nhiều bệnh. Vì vậy, trong thời gian qua, nhiều nơi đã trồng rau này để cung cấp cho các khu chợ và siêu thị với giá khá cao. Tuy nhiên, so với loại rau càng cua mọc hoang dại trong tự nhiên (trong các chậu cảnh, nơi ẩm ướt)... thì rau càng cua ở chợ có dược tính thấp hơn. Vì vậy, nếu dùng làm thuốc thì bạn nên chọn lại tự nhiên để mang ... Xem chi tiết
Tác dụng của cây diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)
Ở quê thì hầu như ai cũng biết đến cây chó đẻ - vị thuốc "diệp hạ châu" trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, cây chó đẻ có công dụng gì thì không phải ai cũng biết rõ. Diệp hạ châu là cây chó đẻ? Cây chó đẻ có rất nhiều loại như chó đẻ răng cưa, chó đẻ thân xanh, chó đẻ dáng đẹp... Trong đó, diệp hạ châu là cây chó đẻ răng cưa, hay còn gọi là cây răng cưa, cây chó đẻ, cây diệp hạ châu ngọt (vì khi nhai có vị ngọt ... Xem chi tiết
Uống Atiso có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nên uống trà hoa hay trà lá atiso?
Atiso là loại trà thanh nhiệt rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc nên uống trà từ hoa hay từ lá của cây thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất không? Uống atiso có tác dụng gì? Vâng, đáp án chính là tùy mục đích sử dụng của bạn. Hiện nay, trên thị trường đa phần bán các sản phẩm từ hoa atiso. Tuy nhiên, có những loại bệnh chúng ta phải dùng lá atiso thì mới hiệu quả, bạn nhé! Hoa atiso có ăn ... Xem chi tiết
Hạt thảo quyết minh có tác dụng gì? Liều dùng thảo quyết minh
Cây muồng (hay còn gọi là cây muồng hôi, muồng ngủ, muồng muồng, muồng lạc...), các bạn biết chứ!. Vâng, hạt của nó chính là vị thuốc "thảo quyết minh" trong Đông y, nổi tiếng trong điều trị mất ngủ, táo bón, cao huyết áp và nhiều bệnh về mắt. Thảo quyết minh là cây gì? Thảo quyết minh là một loại cây họ Đậu, có tên khoa học là Senna tora. Hạt của cây nhỏ như hạt đậu xanh nhưng có hình thoi và lúc già, ... Xem chi tiết
Công dụng của ngưu tất – vị thuốc cổ truyền
Nói về tác dụng của vị thuốc ngưu tất, danh y Tuệ Tĩnh đã viết như sau: "Ngưu tất cũng như rễ cỏ xước Tính bình, chua, đắng, khỏe gân cốt Chữa khớp, tê liệt, mạnh dương tinh Điều huyết, tiểu thông, trừ cơn sốt". Vậy, ngoài các công dụng trên thì rễ cây ngưu tất còn có công dụng nào khác và cách dùng như thế nào? Ngưu tất là vị thuốc gì? Vị thuốc ngưu tất là phần rễ củ của cây ngưu tất (có tên khoa học ... Xem chi tiết
Cây cỏ xước (ngưu tất Nam) có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Cây cỏ xước có tác dụng gì? Cây cỏ xước, bạn biết chứ? Nó là vị thuốc "Nam ngưu tất" trong y học cổ truyền và khác với cây ngưu tất nhé (rất nhiều người nghĩ rằng cây cỏ xước là cây ngưu tất). Hình dáng của hai cây này thì khá giống nhau nhưng công dụng thì khác nhau. Vậy, làm cách nào để phân biệt chúng? Cây cỏ xước (Nam ngưu tất) khác cây ngưu tất ở điểm nào? Tên khoa học: cây cỏ xước (Nam ngưu ... Xem chi tiết
Công dụng của chi tử (quả dành dành)
Hoa dành dành to vừa phải nhưng rất trắng, rất đẹp và thơm. Mùi hương của nó nhu mì, dễ chịu và càng ngửi càng thích. Vì vậy, những người thích trồng cây hầu như đều trồng cho mình một bụi dành dành, vừa để ngắm, vừa để trang trí và còn để dùng làm thuốc. Vâng, quả dành dành chính là vị thuốc "chi tử" trong y học cổ truyền. Vậy, công dụng của chi tử là gì? Công dụng của chi tử (quả dành dành) Theo y ... Xem chi tiết
Tác dụng của rau cải xoong và cách chế biến rau cải xoong
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng một loại rau bình thường như xà lách xoong (rau cải xoong) lại có thể điều trị được rất nhiều bệnh như: chán ăn, ho, bí tiểu, viêm phế quản, sạn mật, tiểu đường... Thật vậy, đây là một trong những loại rau giàu dược tính, vừa có thể nấu ăn lại vừa trị bệnh. Rau cải xoong giúp giảm cân Điểm cộng đầu tiên khi nói đến rau cải xoong là loại rau này cung cấp rất ít năng lượng ... Xem chi tiết
Tác dụng và tác hại của củ cải trắng
Củ cải trắng không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý điều trị nhiều loại bệnh. Khi bị va chạm bầm giập ngoài da, bạn chỉ cần giã nát một ít củ cải tươi, đắp lên rồi bó lại là vết máu bầm sẽ dần dần tan hết. Vậy, củ cải trắng có tác dụng gì? Một điều đặc biệt của củ cải trắng là lúc còn sống có vị cay, tính mát nhưng đem nấu lên thì lại có vị ngọt, tính bình. Củ cải trắng làm món gì? có tác dụng gì?Củ cải ... Xem chi tiết
Rau sam có tác dụng gì? Ăn rau sam cần lưu ý gì để không tổn thương thận?
Rau sam là loại rau hoang dại nhưng ăn được và rất bổ dưỡng (nên rất được yêu thích ở Trung Quốc). Không chỉ chứa nhiều axit béo - omega 3 giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, rau sam còn chứa nhiều vitamin (như A, C, B1, B2...) và khoáng chất. Rau sam có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, rau sam có tác dụng lọc máu, làm mát cơ thể và kháng sinh (giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu và đường ... Xem chi tiết
Công dụng của đảng sâm và ai không nên dùng đảng sâm?
Không phải thuốc nào cũng đắng và minh chứng là các vị đại táo, đảng sâm, long nhãn, đương quy... đều ngọt. Đảng sâm được gọi là "nhân sâm của người nghèo" vì giá của nó rẻ hơn nhiều so với nhân sâm, hơn nữa, nó còn có vị ngọt hoàn toàn, rất dễ uống chứ không đắng nhẹ như nhân sâm. Vậy, vị thuốc đảng sâm có công dụng gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé! Đảng sâm là cây gì? Đảng sâm hay còn ... Xem chi tiết
Cây cỏ mần trầu chữa 13 chứng bệnh thường gặp: cao huyết áp, lao phổi, gút, viêm thận, nước tiểu vàng…
Cỏ mần trầu có tác dụng gì, chữa bệnh gì? *** Cây cỏ mần trầu mọc hoang bên đường, bạn biết chứ? Vâng, nó còn có các tên khác như cỏ màn chầu, cỏ vườn trầu, cỏ dáng... Trong kho tàng cây thuốc Nam thì cỏ mần trầu là cây thuốc quen thuộc, có thể điều trị hơn 13 chứng bệnh thường gặp hàng ngày. Ắt hẳn sau khi biết qua công dụng của loại cỏ mọc hoang này, bạn sẽ thấy yêu quý nó nhiều hơn. Đặc điểm dược liệu ... Xem chi tiết
Hoa đào làm thuốc chữa bệnh và các món ăn dưỡng nhan sắc
Hoa xuân của miền Nam là hoa mai vàng còn hoa xuân của miền Bắc là hoa đào (phổ biến nhất là đào phai). Được biết, hoa mai vàng không có tác dụng làm thuốc nhưng hoa đào phai thì lại là vị thuốc thực thụ, có mặt trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Bạn đã dùng hoa đào làm trà, làm bánh, làm thuốc và làm đẹp lần nào chưa? Nó có những công dụng gì? Các món ăn làm thuốc từ hoa đào phai Từ xưa, người phương Đông ... Xem chi tiết
Sương sâm có tác dụng gì, có giảm cân không và cách vò sương sâm
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cùng các bạn cách vò lá sương sâm để nước của nó đông cứng thành thạch, sánh, dai và ngon cùng những công dụng của thạch sương sâm nhé! Rất nhiều người lần đầu tiên vò sương sâm đều thất bại: nước sâm lỏng quá, không đặc thành thạch như rau câu được; hoặc nước sâm đặc quá, không rớt xuống rổ lược được; hoặc nước sâm đặc nhưng bị bọt, lợn cợn, xốp, ăn không ngon. Vì vậy, hãy ... Xem chi tiết
Bồ công anh có tác dụng gì? (bồ công anh Trung Quốc, bồ công anh Việt Nam và cây chỉ thiên)
Cây bồ công anh có tác dụng gì? Mời các bạn cùng Cây Hoa Lá tìm hiểu nhé! Bồ công anh là loại cây vừa lấy lá làm rau ăn lại vừa có công dụng làm thuốc. Khi tìm kiếm hình ảnh của "hoa bồ công anh" trên mạng, bạn sẽ thấy những cụm màu trắng như bông tung bay trong gió. Tuy nhiên, đây lại không phải là hoa bồ công anh mà là quả của nó. Còn hoa bồ công anh thực sự lại có màu vàng (các loại bồ công anh khác thì ... Xem chi tiết
Rau cần tây (cần tàu) có tác dụng gì, chữa bệnh gì? (Apium graveolens)
Rau cần tây (cần tàu) được nhiều người ăn kiêng lựa chọn vì chứa ít năng lượng. Khi ăn 100 g rau cần tây tươi, cơ thể bạn chỉ nạp thêm 16 kcal nhưng lại bổ sung được nhiều loại vitamin và khoáng chất. Rau cần tây chứa các chất dinh dưỡng nào? Không chỉ chứa đường, chất xơ, chất đạm và chất béo; rau cần tây còn chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, E, K... Ngoài ra, rau cần tây còn chứa nhiều ... Xem chi tiết
Phân biệt dược tính và độc tính của hai loại dây lõi tiền thường gặp
Dây lõi tiền là vị thuốc chữa bệnh khá quen thuộc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, có nhiều loại lõi tiền khác nhau và có loại còn chứa chất độc. Vì vậy, khi dùng làm thuốc, chúng ta cần nhận dạng để phân biệt và sử dụng an toàn. Phân biệt hai loại lõi tiền thường gặp Ở nước ta, dây lõi tiền còn được gọi là dây mối. Tuy nhiên, chúng không phải loại dây mối mà chúng ta thường lấy lá vò thành thạch để ăn mà thuộc ... Xem chi tiết
Đậu đỏ có tác dụng gì? Tổng hợp công dụng trị bệnh của đậu đỏ
Tư liệu y học cổ truyền có ghi chép về cách dùng đậu đỏ hạt nhỏ trị chứng hai lưỡi ("trùng thiệt") như sau: "Dưới lưỡi mọc một cái lưỡi nữa, đây là chứng "trùng thiệt" (lưỡi kép). Dùng một vốc đậu đỏ, tán thành bột, hòa với giấm thường xuyên bôi lên sẽ hết". (Ngô Vương Chu Túc - Phổ Tế Phương) Thật vậy, đậu đỏ hạt nhỏ là vị thuốc quý và có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có các bệnh như: thiếu sữa sau sinh, ... Xem chi tiết
Ý dĩ (bo bo) chữa bệnh viêm gan, ung phổi, bí tiểu và phong thấp
Bo bo (ý dĩ) chữa được những bệnh gì và có phải là loại hạt được ăn vào thời bao cấp không? Bo bo (ý dĩ) là cây gì, hạt gì? Bo bo là tên gọi chung của nhiều loại cây, trong đó, loại thường được dùng để ăn và làm thuốc có tên khoa học là Coix lacryma-jobi (trong y học, nó được gọi là "ý dĩ" 薏苡 hay các tên khác như: "dĩ nhân" 苡仁, "ý dĩ nhân" 薏苡仁, "ý châu tử" 薏珠子, ý nhân 薏仁, dĩ mễ 苡米, "bạch ý nhân" 白薏仁... Bo ... Xem chi tiết
Rau má có tác dụng gì, rau má chữa bệnh gì? (Centella asiatica)
Rau má có tác dụng gì? Không chỉ là loại rau ăn hàng ngày, rau má còn chữa được nhiều bệnh thường gặp như sỏi thận, bí tiểu tiện, mụn, trúng nắng, đau bụng khi hành kinh... Rau má, món ăn bình dị quê nhà Mặc dù rau má hơi đắng và có mùi đặc trưng nhưng những ai biết ăn thì sẽ thấy rau má rất ngon. Người miền quê tiện tay là bẻ rau má ăn sống, chấm cá kho, nấu canh hay xay lấy nước ép... Không chỉ thế, người ta ... Xem chi tiết
Cây cỏ gà có tác dụng gì (cỏ chỉ)?
Với người làm vườn thì cỏ gà (cỏ chỉ) là loại cỏ dại, mọc lan rất nhanh và hầu như vô dụng. Thế nhưng, đối với trẻ con miền quê trước đây thì búi cỏ gà là thứ đồ chơi hàng ngày và trong y học cổ truyền, cỏ gà còn là một vị thuốc quý. Vậy, cỏ gà có tác dụng gì? Cỏ gà (cỏ chỉ) là cỏ gì? Cỏ gà, hay còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, kim ty thảo, hành ngu chi.., có tên khoa học là Cynodon dactylon (thuộc họ Lúa). Cỏ gà đa ... Xem chi tiết