• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Sâm đương quy có tác dụng gì, chữa những bệnh gì?

Sâm đương quy có tác dụng gì, chữa những bệnh gì?

12/04/2021 03/03/2022 Cây Hoa Lá

Đương quy (当归) là vị thuốc Bắc rất dễ uống vì có vị ngọt, mùi thơm (rễ củ giống củ sâm nên gọi là sâm đương quy).

Sâm đương quy có tác dụng gì
Sâm đương quy

Từ xưa đến nay, đương quy vẫn luôn là vị thuốc hàng đầu trong điều trị các bệnh phụ khoa.

Nội dung chính ⇒

  • Đương quy là thuốc gì?
  • Công dụng làm thuốc của sâm đương quy, đương quy có tác dụng gì?
  • Các bài thuốc chữa bệnh có dùng sâm đương quy
    • 1. Điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ kinh nguyệt không đều (dạng bế kinh, trễ kinh)
    • 2. Giúp giảm đau bụng kinh
    • 3. Điều trị viêm khớp vai khiến cho không giơ tay lên nổi
    • 4. Điều trị khí huyết hư, rong huyết và cơ thể suy nhược sau khi bị bệnh nặng
  • Lưu ý khi dùng sâm đương quy
  • Những người không nên dùng sâm đương quy
  • Tư liệu tổng hợp

Đương quy là thuốc gì?

Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (1), thuộc dạng thân thảo và thân cây có màu tím, hoa màu trắng.

Cây đương quy
Cây đương quy

Công dụng làm thuốc của sâm đương quy, đương quy có tác dụng gì?

Đương quy có vị ngọt và hơi cay nhẹ, có mùi thơm dễ chịu và có tính ấm.

Củ đương quy phơi khô làm thuốc có tác dụng gì
Sâm đương quy (dược liệu)

Trong y học cổ truyền, đương quy được dùng với nhiều công dụng quý như:

  • Bổ máu, điều trị thiếu máu khiến cho nhức đầu, da dẻ xanh xao.
  • Dùng cho những người gầy yếu, hay mệt mỏi.
  • Giúp hoạt huyết, điều trị tổn thương ứ huyết (dùng rễ phụ).
  • Điều trị đau bụng kinh và bế kinh (dùng rễ phụ).
  • Giúp giảm đau, điều trị đau lưng, viêm khớp.
  • Điều trị chứng lạnh nhức tay chân, tê liệt và tê bại.
  • Giúp nhuận tràng, thông đại tiện và điều trị táo bón.
  • Điều trị cao huyết áp, giúp chống co giật.
  • Làm ra mồ hôi.
  • Giúp ăn uống ngon miệng.

Cách dùng đương quy làm thuốc: mỗi ngày, lấy từ 4,5 – 9 g, nấu lấy nước uống và dùng kiên trì từ 1 tuần đến 2 tuần (trong một số trường hợp, thầy thuốc có thể tăng liều lên 20 g hoặc chỉ định dùng dưới dạng rượu thuốc).

Vị thuốc đương quy có tác dụng gì, trị bệnh gì
Vị thuốc đương quy

Các bài thuốc chữa bệnh có dùng sâm đương quy

Đương quy được dùng trong nhiều bài thuốc như:

1. Điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ kinh nguyệt không đều (dạng bế kinh, trễ kinh)

Với trường hợp này, ta dùng bài thuốc Tứ vật thang nổi tiếng với 4 vị: đương quy (8 g), bạch thược (8 g), thục địa (12 g) và xuyên khung (6 g), các vị này đều có thể dễ dàng mua trong hiệu thuốc Bắc.

Cách dùng: lấy các thành phần trên nấu với 600 ml nước, khi thấy nước rút còn 200 ml thì tắt bếp, đợi thuốc nguội bớt thì chia ra ba lần uống mỗi ngày.

2. Giúp giảm đau bụng kinh

Trước khi có kinh một tuần thì lấy đương quy nấu nước uống (từ 4,5 – 9 g mỗi ngày), như thế thì khi có kinh sẽ không đau bụng và kinh nguyệt cũng đều hơn.

Ngoài ra, các tư liệu y học cũng ghi rằng uống nước sắc đương quy vài ngày trước khi sinh nở sẽ giúp dễ sinh và giảm đau khi sinh nở.

3. Điều trị viêm khớp vai khiến cho không giơ tay lên nổi

Với trường hợp này, ta dùng 12 g đương quy, 8 g củ nghệ vàng và 10 ngưu tất, ba vị trên nấu lấy nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, để bệnh mau khỏi thì hàng ngày, ta cũng nên thỉnh thoảng tập giơ tay cao lên đầu để cho quen dần.

4. Điều trị khí huyết hư, rong huyết và cơ thể suy nhược sau khi bị bệnh nặng

Với trường hợp này, ta dùng bài Bát trân thang giúp bổ khí huyết, thành phần gồm 8 vị sau: đương quy (12 g), đảng sâm (12 g), xuyên khung (8 g), thục địa (12 g), cam thảo chích (6 g), bạch thược (12 g), phục linh (12 g) và bạch truật (cũng 12 g).

Cách dùng: các vị trên cùng nấu lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

Lưu ý khi dùng sâm đương quy

Trong y học cổ truyền, nhiều bộ phận khác nhau của củ sâm đương quy được gọi bằng các tên khác nhau và có công dụng chủ đạo riêng (lượng tinh dầu cũng khác nhau), chẳng hạn:

  • Quy đầu: là để chỉ phần rễ chính (rễ cái) và một phần của cổ rễ, có công dụng chủ đạo là chỉ huyết (cầm máu).
  • Quy thân: là phần dưới của rễ chính (rễ cái) hoặc các rễ phụ lớn (bộ rễ đương quy rất phát triển nên có rất nhiều rễ phụ), có công dụng chủ đạo là dưỡng huyết (nuôi máu).
  • Quy vĩ: là để chỉ các rễ phụ (rễ nhỏ), có công dụng chủ đạo là hành huyết (giúp máu lưu thông).
  • Toàn quy: là để chỉ toàn bộ rễ sâm đương quy, cả rễ cái và rễ phụ, có công dụng chủ đạo là hòa huyết (điều hòa máu huyết).

Trong sách Bản thảo cầu chân có nhấn mạnh như sau: “Một củ đương quy chia làm ba phần: phần đầu thì khỏi ra huyết và bốc lên trên, phần thân thì nuôi huyết và giữ ở giữa, phần đuôi thì phá huyết và tống xuống dưới. Nếu dùng toàn củ thì làm cho nhuận huyết và không thăng, không giáng“.

Những người không nên dùng sâm đương quy

  1. Những người bị tiêu chảy, đầy bụng không nên dùng (vì thuốc có tính nhuận).
  2. Người tỳ thấp, tỳ vị hư hàn không được dùng (vì thuốc có vị ngọt).
  3. Người hỏa thịnh không nên dùng (vì thuốc có vị hơi cay, tính ấm).

Phân biệt: Cây đương quy trong bài viết này khác với cây thổ đương quy (Aralia cordata), cây sơn đương quy (Pimpinella candolleana) và cũng khác với cây đương quy di thực (Angelica uchyana).

Tư liệu tổng hợp

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, trang 986.
  2. Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, trang 103.
  3. Thuốc Bắc thường dùng, trang 25.
  4. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 55.
  5. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, trang 833.

Xem thêm: Đẳng sâm có tác dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 22

Bài viết liên quan

Tụt huyết áp
Đứng lên chóng mặt, choáng váng, xây xẩm là bệnh gì?
Tụt huyết áp
Tụt huyết áp nên ăn gì? Huyết áp thấp có ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục không?
Cao huyết áp có được quan hệ tình dục không
Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bế kinh/ đau bụng kinh/ hạ huyết áp/ hoạt huyết/ nhuận tràng/ suy nhược/ táo bón/ thiếu máu/ xương khớp

Bài viết trước « Vị thuốc đảng sâm có tác dụng gì và chữa bệnh gì? (phòng đảng sâm)
Bài viết sau Cây chuối hột có tác dụng gì, điều trị những bệnh gì? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Thượng đế có thật không?

Có Thượng Đế thật không? Có thiên đàng và địa ngục không? Chết rồi sẽ về đâu?

18/05/2022

Các bài giảng của Sadhguru

Những lời dạy hay nhất của Sadhguru – phần 2

08/05/2022

Ám ảnh tình dục - liệu con người có thể vượt qua?

Nỗi ám ảnh tình dục – con người liệu có thể sống độc thân? (Sadhguru)

08/05/2022

Dầu gội thảo dược, thảo mộc tự nhiên

Mua dầu gội thảo dược ở đâu? Những điều cần biết để có mái tóc khỏe đẹp

03/05/2022

Dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo dược có tốt không?

02/05/2022

Nấu dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo mộc – Nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc

27/04/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!