• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Tản mạn: người Việt Nam nên dùng thuốc Nam hay thuốc Bắc?

Tản mạn: người Việt Nam nên dùng thuốc Nam hay thuốc Bắc?

12/09/2021 14/09/2021 Cây Hoa Lá

Dân gian xưa, trong hoàn cảnh sống thường xuyên băng rừng vượt suối đã luôn nhắc nhau rằng: ở những nơi có rắn độc sinh sống thì xung quanh đó sẽ có cây thuốc giải độc rắn.

Nhà nghiên cứu thực vật Pamela Weathers cũng nói: ở những nơi trên thế giới hay bị sốt rét thì cây thanh cao hoa vàng mọc rất nhiều (thanh hao hoa vàng là cây chuyên điều trị sốt rét).

Thanh cao hoa vàng (thanh hao hoa vàng)
Thanh cao hoa vàng (thanh hao hoa vàng)

Thật vậy, có đôi khi chúng ta phải bất ngờ và biết ơn vì sự sắp đặt chu đáo của tạo hóa.

Nội dung chính ⇒

  • Nên dùng thuốc Nam hay thuốc Bắc?
  • Dùng cỏ cây hay hoạt chất của nó sẽ tốt hơn?
  • Tư liệu tham khảo

Nên dùng thuốc Nam hay thuốc Bắc?

Bước vào thế kỷ XXI, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu đặt vấn đề về việc tiếp nhận kiến thức y học từ nước ngoài, đặc biệt là ở những nước đối lập nhau về khí hậu và môi trường sống.

Có những lời khuyên về dinh dưỡng chỉ hợp với con người ở vùng đất đó. Ví dụ như người ở Sơn Đông (Trung Quốc), nơi có khí hậu lạnh, tuyết rơi vào tháng 1 – thường được khuyên là hãy ăn thức ăn cay nóng để làm ấm cơ thể. Và bạn biết đấy, nếu đem lời khuyên ấy về vùng nóng ẩm như Nam Bộ Việt Nam thì rõ ràng là không hợp chút nào.

Đến cây thuốc, nhất là những cây thuốc lấy củ thì lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu hơn. Cho nên, nhân sâm được lấy từ núi Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm – “ngân hàng gen loài” với khí hậu lý tưởng cho cây nhân sâm thì dược chất có trong nó cũng sẽ khác với loại mọc ở Hàn Quốc và Việt Nam. Cho nên, kinh nghiệm về liều lượng thuốc của dân gian Trung Quốc ắt hẳn cũng cần được gia giảm khi dùng cho người Việt.

Nhân sâm Cát Lâm (núi Trường Bạch, huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm)
Nhân sâm Cát Lâm (núi Trường Bạch, huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm)

Vì vậy, ông cha ta thường khuyên “dân Nam dùng thuốc Nam” và lùi về nhiều thế kỷ trước thì từ thời Trần, danh y Tuệ Tĩnh cũng nói: “Nam dược trị Nam nhân”, nhấn mạnh vai trò của thuốc Nam đối với người Việt.

Như vậy, có thể nói rằng người Việt Nam sẽ phù hợp với các loại thuốc mọc trên đất nước Việt Nam hơn vì nó tương hợp với chúng ta về môi trường sống. Có hàng ngàn cây cỏ ở Việt Nam là vị thuốc quý, điều trị được rất nhiều bệnh như cỏ mần trầu, cỏ mực, cây chó đẻ, cây màn ri, atiso, đinh lăng, rau càng cua, rau má…

Hiển nhiên, cũng có những loại bệnh dùng thuốc Bắc sẽ cho hiệu quả cao hơn và với những trường hợp cấp bách thì dùng thuốc Tây sẽ kịp thời hơn.

Cho nên, kết hợp Đông – Tây kim cổ, tùy trường hợp mà dùng luôn là lựa chọn thông thái nhất của các nhà nghiên cứu và thực hành y học.

Dùng cỏ cây hay hoạt chất của nó sẽ tốt hơn?

Trong cây thuốc bao giờ cũng có một số thành phần nhất định làm nên tác dụng của nó và ta gọi đó là hoạt chất. Để tách được hoạt chất, ta phải dùng phương pháp chiết xuất (lấy ra) và thường là dùng các dung môi như nước, rượu…

Và khi chúng ta tách ra được các hoạt chất nguyên chất, ví dụ như tách tanin từ thực vật (chất tạo nên vị chát có trong đọt ổi non, vỏ quả măng cụt, lá trà…), ta thường cho rằng có thể dùng nó để thay thế cho các vị thuốc có chứa tanin (để điều trị tiêu chảy, giúp cầm máu, làm săn se, chống nhiễm trùng do vi khuẩn hay rắn độc cắn…).

Tuy nhiên, khi dùng tanin nguyên chất để điều trị bệnh, nó lại cho tác dụng quá mạnh, làm cơ thể không thích ứng kịp. Trong khi đó, các vị thuốc tự nhiên có chứa tanin (như búp lá ổi non) lại giúp điều trị tiêu chảy tốt hơn vì khi đi vào cơ thể, chất tanin được cơ thể hấp thụ từ từ.

Lá ổi

Chưa kể, các loại thuốc có dược tính mạnh, tấn công bệnh bằng các chất hóa học mạnh…, mặc dù có thể hạ được bệnh này một cách nhanh chóng nhưng lại làm nảy sinh những bệnh khác về sau hoặc gây tổn hại cho cơ thể (như loét dạ dày, xơ gan, rối loạn tinh thần, gãy xương… ). Vì vậy, dân gian thường khuyên rằng chỉ dùng thuốc Tây với trường hợp cấp bách, không kịp dùng thuốc Nam và chỉ dùng theo sự chỉ định của y bác sĩ.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp thì các vị thuốc tự nhiên (như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt…), trải qua quá trình bào chế (sắc, nướng, ngâm…) còn mang lại tác dụng đầy đủ hơn so với các hoạt chất tách riêng. Thậm chí, những chất trơ (không có dược tính) trong các vị thuốc cũng có một vai trò nhất định.

Dùng thuốc Đông y

Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, có một số trường hợp, nếu dùng hoạt chất được chiết xuất từ các vị thuốc thì sẽ cho kết quả tốt hơn.

Vì vậy, việc dùng các vị thuốc tự nhiên hay hoạt chất chiết xuất từ nó đều cần được sự cho phép của thầy thuốc, bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Bởi vì trên thực tế, có những bệnh nếu dùng cây cỏ sẽ khó điều trị hơn so với dùng hoạt chất (như bệnh hoa liễu, bệnh lao…). Ngược lại, cũng có những bệnh nếu dùng cây cỏ điều trị sẽ giúp giảm bệnh và mang lại hiệu quả cao hơn, triệt để hơn (như bệnh tiêu chảy, viêm họng, cảm lạnh…).

Ngoài ra, với trường hợp bị bệnh nặng như bệnh tim mạch, bệnh phổi, phát ban da… thì cần thận trong trong việc dùng cây thuốc, vị thuốc để điều trị (vì có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn).

Như vậy, điều quan trọng nhất vẫn là tuân theo chỉ định của bác sĩ để dùng thuốc phù hợp. Nếu muốn kết hợp Đông y và Tây y thì cũng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc (hoặc bác sĩ) để dùng đúng cách, tránh những tương tác thuốc không đáng có.

Tư liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, trang 20, tác giả Võ Văn Chi.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 23

Bài viết liên quan

Sadhguru
Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)
Chúa ôm con che chở tình thương
Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?
Gỏi bưởi chay - món ăn healthy
Quá trình tiêu hóa cũng như tình yêu vậy – ăn gì để khỏe?

Chuyên mục: Thảo dược

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Giảm cân có hết mụn không? 5 cách giúp bạn vừa giảm cân, vừa giảm mụn
Bài viết sau Công dụng của thanh cao hoa vàng – vị thuốc quý dân gian »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!