• Thảo dược
  • Món ăn bài thuốc
  • Trà dư tửu hậu
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Làm đẹp

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Bài thuốc dùng đan sâm chữa bệnh tắc kinh, thai chết không ra và di chứng viêm não Nhật Bản

Bài thuốc dùng đan sâm chữa bệnh tắc kinh, thai chết không ra và di chứng viêm não Nhật Bản

25/11/2019 17/04/2020 Cây Hoa Lá

Vì sao nhiều sách y học đều thừa nhận công dụng chữa bệnh của đan sâm tương đương với cả thang “Tứ vật” bổ huyết?

Nội dung chính ⇒

  • Đan sâm là thuốc gì? Tứ vật thang bao gồm các vị gì?
  • Đan sâm chữa được những bệnh gì?
  • Củ đan sâm ngâm rượu chữa được những bệnh gì?
  • Đan sâm và những bài thuốc thường dùng
  • Khi dùng đan sâm làm thuốc cần lưu ý điều gì?
  • Thông tin thêm
  • Tư liệu tham khảo

Đan sâm là thuốc gì? Tứ vật thang bao gồm các vị gì?

Đan sâm (丹参) là rễ củ của cây đan sâm, có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza, thuộc họ Hoa môi (1).

Ngoài tên gọi này, đan sâm còn được gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn, xôn đỏ, cứu thảo, tử đan sâm…

Cây đan sâm và củ đan sâm là cây gì
Cây đan sâm và củ đan sâm

“Tứ vật thang” là một chỉnh thể bổ huyết nổi tiếng với công dụng “bổ huyết mà không trệ huyết, hành huyết mà không phá huyết“, bao gồm 4 vị thuốc cơ bản là thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung (2).

Nói công hiệu của đan sâm tương đương với thang “Tứ vật” là vì đan sâm vừa giúp bổ huyết, hoạt huyết lại vừa giúp dưỡng huyết, cầm huyết, đồng thời còn trục máu ứ và sản sinh máu mới, giúp máu huyết lưu thông.

Củ đan sâm tươi chữa bệnh gì
Củ đan sâm tươi

Đan sâm chữa được những bệnh gì?

Đan sâm có vị đắng, tính hơi lạnh và có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe phụ nữ như:

  • Giúp ra thai chết trong bụng.
  • Điều trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh và đau bụng kinh.
Củ đan sâm phơi khô, thái lát chữa bệnh gì
Củ đan sâm phơi khô, thái lát

Ngoài ra, đan sâm còn giúp:

  1. Tiêu nhọt, tiêu sưng, thanh nhiệt.
  2. Giảm đau đầu, mất ngủ, phiền muộn, bồn chồn (làm thanh tâm).
  3. Chữa bệnh động mạch vành.
  4. Chữa chứng đau nhói ở ngực và bụng.
  5. Chữa sưng đau do trật khớp xương.
  6. Chữa nóng nhiệt gây ra mụn độc, ghẻ ngứa.
  7. Tăng cường tuần hoàn máu.
  8. Chữa chứng gan và lá lách to.

Liều dùng: Mỗi ngày dùng từ 5 – 15 g, sắc lấy nước uống (có thể gia giảm theo chỉ định của thầy thuốc) (3) (4).

Củ đan sâm ngâm rượu chữa được những bệnh gì?

Công dụng của rượu đan sâm: Củ đan sâm ngâm rượu có thể chữa được di chứng chấn thương sọ não, thần kinh suy nhược, mất ngủ, đau đầu do động kinh, an thần và dưỡng tâm.

Rễ củ đan sâm thật ngâm rượu chữa bệnh gì
Rễ củ đan sâm

Liều lượng ngâm: dùng 1, 5 kg đan sâm ngâm trong 5 lít rượu 50 độ, mỗi lần uống từ 20 – 30 ml rượu, ngày uống từ 2 đến 3 lần (3). Lưu ý, những người bị bệnh về gan không nên dùng rượu đan sâm.

Đan sâm và những bài thuốc thường dùng

1. Điều trị viêm gan mạn tính

Để điều trị viêm gan mạn tính, đau vùng gan và sưng gan, có thể dùng đan sâm và cỏ nọc sởi (tức cỏ ban, cỏ vỏ lúa, điền cơ hoàng), mỗi vị 20 g, sắc lấy nước uống hàng ngày.

2. Điều trị di chứng viêm não Nhật Bản B

Để điều trị bệnh này, có thể tham khảo bài thuốc gồm các vị: đan sâm (12 g), sinh địa, bạch thược dược, huyền sâm, mạch môn đông, mẫu đan bì, ngưu tất (mỗi vị 12 g), quyết minh tử sao (16 g), câu đằng, hoàng bá, tim sen và lá bọ mẩy (mỗi vị 8 g), sắc lấy nước uống.

3. Điều trị u xơ tuyến vú

Bài thuốc bao gồm: đan sâm (16 g), toàn quy (tức toàn bộ rễ cái và rễ phụ của đương quy), xích thược, lá hạnh (lá tắc, lá quất), hồng hoa, duyên hồ sách (huyền hồ), sài hồ, đào nhân, xuyên luyện tử (quả của cây xoan ta, xoan nhà) (mỗi vị 12 g), sắc lấy nước uống.

Lưu ý, xuyên luyện tử là vị thuốc có độc nên cần tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng, đồng thời tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

4. Điều trị thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ

Bài thuốc gồm các vị: đan sâm, huyền sâm, táo Tàu, hạt muồng sao, bạch thược, mạch môn đông, ngưu tất (mỗi vị 16 g), dành dành và nhân hạt táo sao (mỗi vị 8 g).

Cách dùng: sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

5. Điều trị viêm khớp cấp tính kèm theo tổn thương ở tim

Bài thuốc gồm các vị: đan sâm và kim ngân hoa (mỗi vị 20 g), mộc hương và viễn chí (mỗi vị 6 g), liên kiều, đương quy, hoàng bá, long nhãn và hoàng cầm (mỗi vị 12 g), đẳng sâm, bạch truật và hoàng kỳ (mỗi vị 16 g), toan táo nhân (sao đen) và phục linh (mỗi vị 8 g).

Cách dùng: sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

6. Điều trị viêm tắc động mạch chi

Bài thuốc gồm các vị: đan sâm và bồ công anh (mỗi vị 20 g), nhũ hương và một dược (mỗi vị 8 g), hồng hoa và duyên hồ sách (mỗi vị 12 g), hoàng kỳ, đương quy và sinh địa (mỗi vị 16 g), kim ngân hoa và huyền sâm (mỗi vị 20 g), cam thảo Bắc (4 g).

Cách dùng: Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Khi dùng đan sâm làm thuốc cần lưu ý điều gì?

1. Đan sâm có tính lạnh nên những người hư hàn và phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi dùng (4).

2. Đan sâm phù hợp với trường hợp ứ huyết nên những người không bị ứ huyết và máu loãng thì không nên dùng (4) (5).

3. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Thông tin thêm

Theo quyển Chữa bệnh bằng rau củ quả và động vật do Minh Hạnh biên soạn thì đan sâm còn có các tác dụng sau:

  • Chống oxy hóa.
  • Giúp an thai.
  • Điều trị vàng da.
  • Bảo vệ cơ tim, điều trị rối loạn tuần hoàn tim và não.
  • Giúp tăng sức đề kháng của hồng cầu.
  • Chống huyết khối và ức chế kết tập tiểu cầu.

Tư liệu tham khảo

  1. Đan sâm, https://vi.wikipedia.org/wiki/Đan_sâm.
  2. Tứ vật thang, http://tracuuduoclieu.vn/tu-vat-thang.html
  3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 732.
  4. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 85.
  5. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 818.
  6. Minh Hạnh (biên soạn), Chữa bệnh bằng rau củ quả và động vật, NXB Văn hóa thông tin, trang 55.

 

 

Bài viết liên quan

Hoa lan tiêu (lăng tiêu)
Hoa lăng tiêu (lan tiêu) giúp tan máu bầm, điều trị bế kinh và viêm loét âm đạo
Hồng hoa giúp giảm đau bụng kinh, điều trị bế kinh
Bế kinh và đau bụng kinh, nên dùng hồng hoa hay nhụy hoa nghệ tây?
Rong sụn
Ăn rong sụn có tác dụng gì đối với làn da, vóc dáng và bệnh táo bón?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: an thai/ mất ngủ/ suy nhược/ tim mạch/ viêm gan vàng da

Bài viết trước « Nấm đông cô, tác dụng chữa bệnh và những lưu ý khi dùng (nấm hương, Lentinula edodes)
Bài viết sau Cây cỏ mực (nhọ nồi) giúp cầm máu, điều trị di mộng tinh và rong kinh »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Dưa hành củ kiệu

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021

Củ gừng

3 nghiên cứu về tác dụng giảm cân của gừng

03/01/2021

Sương sâm hạt é

Cách giảm cân từ củ gừng, rau cần tây và sương sâm, hạt é

31/12/2020

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập