Hạt gạo mà chúng ta nấu cơm ăn hàng ngày – trong y học cổ truyền gọi là cánh mễ, có thể điều trị giời leo (giời ăn).
Và chắc rằng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng hạt gạo còn có thể điều trị được rất nhiều bệnh thường gặp như trúng thực, tiêu chảy, say tàu xe, bị thương chảy máu…
Nội dung chính ⇒
1. Dùng gạo trị giời leo
Giời leo là tình trạng trên da nổi lên một vết phồng dài, lở loét (do con giời bò ngang và để lại chất độc trên da). Để trị giời ăn, bạn có thể lấy gạo giã cho nát rồi hòa với một ít nước vo gạo cho sền sệt và đắp lên, hễ thấy khô thì lại đắp lên. Cách này rất hiệu quả.
Ngoài ra, còn có cách khác cũng rất hiệu quả, đó là nhai nát hạt đậu xanh rồi đắp lên. Thường thì nhai và đắp hai ba lần là khỏi (mình đã từng dùng, rất hiệu quả, bạn ạ).
2. Dùng hạt gạo để cầm máu
Nếu không may bị thương khiến cho máu chảy nhiều mà không có thuốc cầm máu thì bạn hãy lấy ngay một chén gạo (gạo tẻ, tức loại gạo mà chúng ta nấu cơm hàng ngày), giã nát nhuyễn rồi rắc đều lên vết thương, như thế sẽ giúp cầm máu.
3. Dùng hạt gạo để hết trúng thực, khó tiêu
Gặp trường hợp này, cách tiện nhất là bạn lấy một chén gạo, rang lên cho cháy vàng rồi nấu lấy nước uống (mỗi lần uống nửa tách (ly nhỏ), cứ 10 phút uống 1 lần, như thế thì sẽ hết khó tiêu.
Lưu ý: nếu bị ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm thì tùy trường hợp mà điều trị.
Xem thêm: 10 dạng ngộ độc thường gặp và các cây cỏ giúp giải độc
4. Dùng gạo điều trị tiêu chảy có kèm khát nước
Lấy 1 chén gạo (loại gạo đã để lâu), rang lên cho thật vàng rồi nấu lên, sau đó bỏ thêm vài lát gừng tươi (dùng củ gừng già) và nấu lấy nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
5. Dùng gạo và rau sam điều trị phù chân
Với trường hợp phù chân và khi dùng tay ấn vào thì thịt trên chân lõm hẳn xuống, bạn lấy 1 nắm gạo (nắm to), nấu cháo cùng rau sam (khoảng 1 bó, lặt rồi rửa sạch bằng nước muối và nước lã, sau đó cắt nhỏ, cho vào nồi cháo gần chín), sau đó đợi rau chín thì đổ ra tô, ăn cả cái và nước thì chân sẽ xẹp dần.
6. Dùng gạo ngừa say tàu xe
Trước khi đi xe hay đi tàu, bạn hãy lấy một ít gạo, nhai và ngậm trong miệng, như thế sẽ không bị say tàu xe.
7. Dùng gạo điều trị chứng trẻ sơ sinh không có da, nhìn đỏ hỏn
Lấy gạo giã nát thành bột rồi rắc đều khắp mình và tay chân trẻ, như thế thì da sẽ bình thường lại.
8. Dùng gạo điều trị chứng bỗng dưng đổ mồ hôi liên tục dù không làm việc nặng (cũng không phải thời tiết nóng bức)
Lấy một nắm gạo, giã nát thành bột rồi gói vào một miếng vải lụa, sau đó xoa xát nên gia thường xuyên.
9. Dùng gạo điều trị tiêu chảy không ngừng (ở phụ nữ mang thai)
Lấy 1 chén gạo đã để lâu năm, cho vào chảo, sao lên cho vàng rồi nghiền nát, sau đó, mỗi lần uống thì lấy 7 – 10 g gạo đã xay ấy, hòa với nước cơm và uống (nước cơm là nước chắt từ nồi cơm gần cạn nước).
10. Dùng gạo điều trị lở loét ở lỗ tai và mặt của trẻ nhỏ
Lấy 1 ít gạo, nghiền cho nát mịn như phấn rồi thoa lên chỗ lở loét (thường thì chỉ thoa vài lần là khỏi).
11. Dùng gạo và nước mía điều trị ho khan, khô miệng, đờm vàng đặc nhưng khó khạc ra, có khi còn nhức đầu, sốt, đau cổ họng và sợ gió…
Lấy nửa chén gạo và 1,5 lít nước mía (ép nguyên chất), sau đó nấu chín thành cháo rồi ăn (chia thành 2 lần để ăn vào buổi sáng và chiều tối, sau khi ăn một nửa thì để vào ngăn mát tủ lạnh để chiều ăn tiếp).
12. Dùng gạo điều trị sốt nóng ở trẻ nhỏ (có kèm khô miệng, đỏ mặt, nhức đầu, nước tiểu vàng, đổ mồ hôi)
Lấy một nắm gạo và 1 nắm đậu xanh, nấu cho thành cháo rồi lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, thái mỏng thành dạng sợi, bỏ vào, sau 5 phút thì tắt bếp, múc cháo ra, đợi cháo nguội hoàn toàn thì cho trẻ ăn.
Tư liệu tham thảo
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”, 1998.
Xem thêm: Cách dùng đậu xanh điều trị Gút, giời leo và nhiều bệnh khác
Từ khóa: giời leo dùng thuốc gì