Thời gian gần đây, hoa đậu biếc trở thành một trong những loại hoa tạo màu phổ biến nhất.
Tuy nhiên, hoa đậu biếc không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ.
Nội dung chính ⇒
Hoa đậu biếc có ăn sống được không?
Hoa đậu biếc có thể ăn được và nhiều người thường hái hoa tươi để ăn sống (như 1 loại rau sống).
Tuy nhiên, hoa này chỉ đẹp chứ không ngon và cũng không thể ăn nhiều vì sẽ gây ngộ độc (nếu dùng quá liều).
Tác hại của hoa đậu biếc là gì? Nên dùng bao nhiêu hoa đậu biếc mỗi ngày để không bị ngộ độc?
Liều dùng an toàn là 4 hoặc 5 hoa mỗi ngày.
Nếu dùng quá liều, bạn có thể bị ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, tim đập nhanh, hồi hộp…
Trên thực tế, có những người ăn hơn 10 hoa vẫn không sao nhưng có những người dùng hơn 5 hoa là hồi hộp, tim đập nhanh…
Vì vậy, dù ăn sống, hãm lấy nước để tạo phẩm màu hay làm trà uống thì bạn chỉ cần dùng 4 hoa (hoặc 5 hoa) mỗi ngày thôi nhé.
Hoa này tiết ra màu xanh dương rất đậm, khi gặp nước cốt chanh thì nó sẽ chuyển sang màu tím rất đẹp mắt.
Nhìn chung, nếu bạn dùng với liều vừa phải thì màu từ hoa đậu biếc vẫn an toàn hơn phẩm màu hóa học.
Hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Hoa đậu biếc nổi tiếng với các công dụng và hoạt tính như:
- Chống oxy hóa, làm chậm lão hóa.
- Ngăn ngừa tiểu đường, béo phì.
- Bảo vệ gan.
- Kháng viêm.
- Ngừa rụng tóc.
Phụ nữ mang thai có uống trà đậu biếc được không?
Phụ nữ mang thai không nên dùng đậu biếc (vì trong hoa này có chứa anthocyanin làm tăng sự co bóp ở tử cung phụ nữ). Vì vậy, hoa đậu biếc có thể gây sảy thai.
Ai không nên dùng đậu biếc? Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc
- Người bị bệnh máu khó đông, người sắp phẫu thuật và người đang dùng thuốc chống đông máu không nên dùng (vì hoa đậu biếc có chứa chất gây ức chế sự kết tập tiểu cầu, vì vậy, nó sẽ làm chậm sự đông máu).
- Những người hay thấy lạnh, tỳ vị hư hàn, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy không nên dùng (vì hoa có tính hàn, lạnh).
- Người huyết áp thấp không nên dùng (vì sẽ gây tụt huyết áp đột ngột và các biến chứng nguy hiểm).
- Người có lượng đường huyết thấp cũng không nên dùng.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang có kinh nguyệt không được dùng.
- Người đang bệnh, đang yếu mệt, người già và trẻ nhỏ cũng không nên dùng.
Cách phơi hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc chủ yếu được dùng để tạo màu.
Vì vậy, khi phơi, bạn không nên phơi dưới nắng gắt mà nên chọn những chỗ có có nắng nhẹ, có gió để hoa khô dần (vì phơi trực tiếp dưới nắng gắt thì hoa dễ bay màu).
Cách sử dụng hoa đậu biếc, hoa đậu biếc dùng để làm gì?
Để có màu hoa đậu biếc, bạn lấy hoa tươi (hoặc hoa khô), hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút là được. Nước này, bạn dùng làm trà uống hoặc pha màu để làm rau câu, nấu xôi, nấu chè, làm bánh, làm trà sữa…
Nhìn chung, nếu chỉ dùng riêng trà hoa đậu biếc thì nó sẽ không ngon vì nó không có hương vị gì đặc biệt mà chỉ có màu xanh đẹp mắt.
Tuy nhiên, nếu bạn thêm chút chanh vào, thêm đường thì sẽ tạo thành ly trà chanh đậu biếc màu tím khá hấp dẫn đấy!
Hạt đậu biếc có độc không?
Hạt đậu biết có độc và có thể gây tử vong nếu nuốt phải. Vì vậy, bạn cần để xa tầm tay trẻ em nhé!
Cách trồng hoa đậu biếc? Cây đậu biếc dễ trồng không?
Bạn có thể dễ dàng nhân giống cây đậu biếc từ hạt. Loài này dễ trồng như đậu xanh và leo giàn rất mau. Vì vậy, bạn chỉ cần trồng vài hạt là chẳng mấy chốc, nó sẽ bò leo phủ kín giàn. Cây đậu biếc cho hoa và quả rất nhiều.
Tuy nhiên, có một lưu ý là bạn không nên trồng đậu biếc cùng các loại dây leo khác vì nó sẽ lấn chiếm và làm chết dần các cây khác (kinh nghiệm cá nhân).
***
Hiện nay, trên thị trường đồn thổi rất nhiều về tác dụng của hoa đậu biếc.
Hiển nhiên, loại hoa này vẫn có những công dụng nhất định của nó, nhất là trong việc tạo màu xanh biếc tự nhiên, đẹp mắt.
Tuy nhiên, chúng ta không được lạm dụng (không dùng quá 4 hoa mỗi ngày).
Với các bệnh nhân đang bị bệnh thì không được tự ý bỏ thuốc của bác sĩ (mà cần hỏi ý kiến xem có thể dùng kết hợp với trà hoa đậu biếc được không).
Mua hạt đậu biếc ở đâu?
Hiện em có bán hạt đậu biếc, giá 10 k (50 hạt). Em ship toàn quốc, phí ship 28 k.
Sdt 0979 254 124
Facebook: https://www.facebook.com/hatdaubiec
Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây có tốt như lời đồn?