Bạn có biết vì sao khi ăn cà tím thì nên nướng lên không? Đó là vì cà tím là thực phẩm Âm tính, vì vậy, để cân bằng Âm – Dương thì phải đem nướng lên (lửa mang tính Dương).
Nhiều người có thói quen ăn cà tím sống (xắt mỏng rồi chấm cá, chấm mắm, ăn với rau…). Tuy nhiên, đây lại là thói quen rất có hại cho sức khỏe.
Được biết, trong trái cà tím có chứa solanin và đây là chất độc. Tuy nhiên, khi chúng ta nấu chín như nướng, kho, xào thì chất này sẽ bị phân hủy và chúng ta có thể yên tâm ăn cà tím.
Nội dung chính ⇒
Cà tím có gây đau lưng không?
Cà tím có tính hàn (lạnh) nên những người bị nhức lưng và bị bệnh thận không nên ăn nhiều (vì sẽ gây nhức hơn).
Bên cạnh đó, người hay thấy lạnh, thể tạng hư hàn, đang bị tiêu chảy, mệt mỏi… cũng không nên ăn.
Ngoài ra, xét về Âm – Dương thì cà tím là thực phẩm rất Âm. Vì vậy, bạn không nên ăn vào buổi chiều tối hay những ngày trời lạnh nhé!
Cà tím – vị thuốc bất ngờ
Cà tím có thể dùng làm thuốc với các công dụng như:
- Giúp hạ huyết áp và lợi tiểu: lấy 200 g trái cà tím xào cùng 15 g lá mã đề, 10 g củ hành tây, một ít củ gừng thái sợi và hai tép tỏi (đập giập), cùng làm thành món cà xào rau để ăn trong bữa cơm (lưu ý chỉ nên đường, bột ngọt, không được nêm muối vì muối là chất làm tăng huyết áp rất nhanh).
- Giúp giảm bệnh viêm khế quản cấp tính: lấy nửa kg cà tím (cắt nhỏ ra), một ít củ gừng tươi (tầm 4 lát, băm thành sợi mỏng), 3 tép tỏi (đập giập rồi băm nát) và một ít đường, nước tương, muối, ước lượng sao cho vừa ăn; đem tất cả cho vào một cái tô lớn, trộn đều rồi hấp cho chín và ăn.
- Giúp cải thiện bệnh vàng da do viêm gan (hoàng đản): lấy 200 g cà tím, cắt nhỏ ra rồi hấp cơm và ăn.
Lưu ý: Với các món ăn hỗ trợ điều trị bệnh vừa kể trên đây, bạn có thể dùng mỗi ngày 1 lần, mỗi tuần 2 hoặc 3 lần, như vậy thì bệnh sẽ mau khỏi hơn (với những người đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì không được tự ý bỏ thuốc và nên hỏi bác sĩ xem có cần giảm liều thuốc không nhé!).
Tác dụng của cà tím
Cà tím là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều công dụng bất ngờ.
Bạn có thể kho, xào, nướng, luộc, hấp… hoặc chiên đều được (đặc biệt là món cà tím chiên bột hoặc chiên riêng cà tím cũng rất ngon).
Mỗi tuần, bạn có thể ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn 200 g (khoảng 1 – 2 quả cà tím) thì sẽ mang lại các lợi ích như:
- Giúp da tươi trẻ hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và tim mạch.
- Giúp bền mạch máu và ngăn ngừa xuất huyết đường tiết niệu.
- Hỗ trợ cơ thể thải trừ kim loại nặng (cụ thể là sắt).
- Hỗ trợ giảm cân.
Cách dùng cà tím dưỡng trắng da, giúp giảm tàn nhang
Cà tím chứa nhiều vitamin C và nước nên giúp da khỏe hơn, ít sản sinh các sắc tố da hơn và từ đó cũng ít bị sạm nám hơn.
Cách đắp mặt nạ cà tím rất đơn giản: Bạn chỉ cần lấy một quả cà tím, rửa sạch, sau đó cắt thành các khoanh mỏng rồi đắp lên da (cắt ngang hay cắt dọc đều được).
Trong thời gian đắp, bạn nằm thư giãn và dùng tay xoa nhẹ lên các miếng cà tím để chất nước từ miếng cà dễ thấm vào da hơn. Sau 20 phút, bạn gỡ ra và rửa mặt lại với nước là được (mỗi tuần thực hiện 3 lần).
Xem thêm: Rau càng cua, vị thuốc quý chữa Gout, Parkinson, tiểu đường
Tư liệu tổng hợp
-
Có nên ăn sống cà tím không? Khi nào ăn cà tím sẽ gây nhức mỏi?, https://caythuoc.org/co-nen-an-ca-tim-khong.html
Từ khóa: cà tím có tác dụng gì