Rau hẹ là loại rau ăn quen thuộc hàng ngày nhưng lại có thể điều trị được hàng chục loại bệnh khác nhau.
Vậy, các công dụng đó là gì?
Nội dung chính ⇒
Rau hẹ có tác dụng gì?
Thân lá hẹ: Theo y học cổ truyền, rau hẹ có tính ấm, giúp bổ dương, hỗ trợ thận và làm tan máu ứ. Bên cạnh đó, vị cay của rau hẹ còn giúp long đờm và làm tăng khí ở phổi.
Hoa hẹ: Hoa hẹ (hoa của loại hẹ chuyên cho hoa) có tác dụng nhuận phổi, tan đàm và được làm thành các món ăn giúp bổ thận tráng dương (dùng khoảng 150 g mỗi ngày, mỗi tuần không dùng quá 3 lần).
Hạt hẹ: Với hạt hẹ thì đây là vị thuốc có tính ấm, giúp bổ gan thận, điều trị di tinh, liệt dương, làm ấm đầu gối, eo lưng (ở nam) và điều trị bạch đới (ở nữ). Liều dùng phổ biến ở Trung Quốc là 6 – 12 g mỗi ngày.
Xem chi tiết hơn các món ăn và bài thuốc từ hẹ giúp tăng cường sinh lý và chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, đau lưng gối, viêm tuyến tiền liệt… tại đây:
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau hẹ – rau hẹ có tác dụng gì?
Ở nước ta thì cây hẹ (lá hẹ) được dùng làm thuốc nhiều hơn hạt. Trong đó, có thể kể đến các bài thuốc sau:
1. Điều trị xuất tinh sớm
Lấy 12 g hạt hẹ, nấu lấy nước thật đặc rồi đợi bớt nóng (chỉ còn âm ấm) thì uống.
Thuốc này mỗi ngày uống 3 lần và chỉ cần uống 3 ngày là có kết quả.
2. Bài thuốc dùng cho người lên cơn hen suyễn nặng (khiến nghẹt thở và nguy hiểm đến tính mạng)
Trường hợp này, bạn chỉ cần lấy một nắm lá hẹ tươi, nhanh chóng rửa sạch rồi cho vào một thang nước, nấu cho nước sắc lại thật đặc rồi chắt ra, thổi cho bớt nóng rồi đưa người bệnh uống ngay (uống lúc còn ấm).
3. Chữa bệnh thổ tả
Với trường hợp thổ tả nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng thì bạn lấy ngay một nắm hẹ tươi, rửa cho sạch rồi giã nát nhuyễn. Sau đó, bạn đổ thêm một chén nước vào, vắt lấy nước ra một cái tô, đem chưng cách thủy rồi cho người bệnh uống.
4. Điều trị chứng khí huyết hư trệ khiến đau bụng kinh (bụng đau nhói không chịu nổi)
Lấy 1 nắm hẹ tươi (cả gốc lẫn lá), rửa sạch rồi giã nát nhuyễn, vắt lấy nước, sau đó hòa nước ấy với một chén rượu trắng và uống ngay. Cách này giúp giảm đau rất hay.
Nếu bạn bị đau bụng kinh mà không uống hẹ nổi thì có thể hơ nóng lá ngải cứu tươi rồi đắp lên bụng.
Hoặc cũng có thể uống hoa rum (vị thuốc hồng hoa).
5. Điều trị thối lỗ tai, mủ chảy nhiều và có mùi hôi thối, khó chịu
Lấy một nắm lá hẹ tươi, rửa bằng nước muối rồi rửa lại với nước lã cho thật sạch, sau đó giã nát, vắt lấy nước và nhỏ vào chỗ bị thối (mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần).
Sau 1 ngày, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đi bệnh viện sớm.
6. Điều trị viêm họng nặng khiến cho cổ họng sưng đau, khó nuốt thức ăn
Trường hợp này, ta lấy 1 nắm lá hẹ tươi, hơ trên lửa cho nóng ấm rồi đặt vào trước cổ, sau đó lấy miếng vải bó lại, đến khi hẹ nguội thì lấy lá hẹ khác hơ nóng và tiếp tục chườm, bó lên cổ như thế (làm vài lần là cổ họng sẽ hết sưng đau).
Tuy nhiên, cần lưu ý hơ với độ nóng vừa phải để tránh bỏng da.
7. Điều trị chứng lòi trôn trê trong thời gian dài (không thụt vào được)
Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa cho thật sạch, sau đó băm nhỏ và cho vào chảo, đổ thêm chút giấm, xào cho ấm nóng rồi chia làm 2 phần, gói vào 2 miếng vải sạch (gói gọn lại) và chườm vào lỗ hậu môn thì sẽ hết bệnh. Cách này được đánh giá là có hiệu quả.
8. Điều trị trĩ nặng, đau đớn đến mức không chịu nổi
Lấy 1 nắm lá hẹ (một nắm to), rửa sạch rồi cho vào một cái nồi đất, sau đó lấy lá chuối đậy kín miệng nồi rồi đậy nắp và nấu. Khi thấy nước thật sôi, bạn đem xuống, mở nắp nhưng không mở lá chuối mà chỉ chọc thủng một lỗ nhỏ trên tấm lá chuối, sao cho vừa đủ để hơi nóng bốc ra, sau đó ngồi chồm hổm (ngồi nhổm lên) để xông nốt trĩ. Khi thấy nước không còn bốc hơi nữa, bạn mới đổ ra thau, dùng tay kiểm thử và nếu thấy nước đã bớt nóng, chỉ còn âm ấm thì dùng ngâm hậu môn.
9. Dùng cho phụ nữ sau sinh bị máu xâm khiến cho mắt mờ, miệng không nói được, tinh thần rối loạn
Lấy 2 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, đâm nát rồi cho vào một cái bình, sau đó nấu giấm cho sôi, đổ vào bình và lấy tờ giấy để bịt kín miệng bình lại. Tiếp theo, dùng vật nhọn chọc thủng một lỗ nhỏ trên tờ giấy sao cho hơi bốc ra và xông vào lỗ mũi.
10. Điều trị chứng bi thương, uất hận đến nỗi tổn hại can khí, ói ra nước xanh
Lấy 1 nắm lá hẹ tươi, rửa cho sạch rồi xay nhuyễn với một chén nước, sau đó vắt lấy nước, cho thêm chút nước gừng và uống.
11. Trường hợp gai đâm làm độc (dù đã lấy gai ra rồi)
Lấy một ít lá hẹ tươi, luộc chín rồi lấy ra, cho vào miếng vải rồi rịt chặt vào chỗ bị làm độc và buộc lại (bó lúc hẹ còn nóng).
12. Điều trị ho do cảm lạnh vào mùa đông
Lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch rồi xắt ra từng đoạn thật ngắn (xắt như xắt hành kho cá vậy), sau đó lấy hẹ ấy chưng vói đường phèn và chắt lấy nước uống, ăn luôn hẹ.
Rau hẹ kỵ gì?
- Hẹ kỵ mật ong.
- Hẹ kỵ thịt trâu.
Rau hẹ có thể giải độc không?
Có. Nếu bạn ăn khoai tây rồi lỡ ăn thêm trái lựu thì sẽ bị ngộ độc. Lúc này, bạn có thể uống nước hẹ để giải độc.
Ăn hẹ nhiều có tốt không?
Nếu ăn quá nhiều hẹ trong thời gian dài thì sẽ hại tinh thần, làm thần khí u mê.
Ai không nên ăn hẹ
- Người âm hư hỏa vượng không nên ăn.
- Người bị lở loét do nhiệt và bị bệnh về mắt cũng không nên ăn.
Tư liệu tổng hợp
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”, 1998, trang 252.
- Các món ăn từ bông hẹ (hoa hẹ) giúp bổ thận tráng dương, https://caythuoc.org/cac-mon-an-tu-bong-he-hoa-he-giup-bo-than-trang-duong.html