• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Tác dụng và tác hại của cải bó xôi, ăn nhiều cải bó xôi có sao không?

Tác dụng và tác hại của cải bó xôi, ăn nhiều cải bó xôi có sao không?

28/09/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina) là loại rau được nhiều chị em ưa chuộng vì nó không chỉ giúp thanh nhiệt, giảm cân, giảm bọng mắt, đẹp da mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Rau chân vịt (cải bó xôi)
Cải bó xôi (rau chân vịt)

Nội dung chính ⇒

  • Tác dụng của cải bó xôi (rau chân vịt)
  • Nên ăn sống hay chế biến cải bó xôi? Cách nấu cải bó xôi
  • Lưu ý khi dùng cải bó xôi – Tác hại của cải bó xôi
  • Những người nào không nên dùng cải bó xôi?
  • Bà bầu và trẻ nhỏ có nên dùng cải bó xôi (rau chân vịt) không?
  • Cải bó xôi (rau chân vịt) có tên khoa học là gì, tên tiếng Anh là gì?
  • Tư liệu tham khảo

Tác dụng của cải bó xôi (rau chân vịt)

Cải bó xôi có hương vị gần giống như cải ngọt nhưng cọng cải nhỏ hơn.

Trong ẩm thực, cải bó xôi thường được dùng để ăn sống, ép lấy nước uống, xào, nấu canh hoặc nấu cháo… (mỗi lần một lượng vừa đủ, mỗi tuần 2 hoặc 3 lần).

Cải bó xôi (rau chân vịt) xào tỏi
Cải bó xôi (rau chân vịt) xào tỏi

Được biết, ăn cải bó xôi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Ít calo, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, giảm táo bón.
  • Giúp hạ huyết áp.
  • Giúp xương chắc khỏe.
  • Giúp tăng cường thị lực, cải thiện tình trạng khô mắt, quáng gà, bọng mắt, ngứa mắt…
  • Góp phần ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.
  • Tốt cho bệnh nhân tiểu đường (giúp hạ đường huyết và tăng độ nhạy insulin).
  • Tốt cho bệnh nhân đang bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư phổi và ung thư gan.
  • Chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp đẹp da, tăng sức đề kháng (như Fe, Mg, K, Mn, Zn, Cu, P, vitamin A, C, K, E…).
Cải bó xôi (rau chân vịt) luộc
Cải bó xôi (rau chân vịt) luộc

Nên ăn sống hay chế biến cải bó xôi? Cách nấu cải bó xôi

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng: dùng cải bó xôi ở dạng tươi (như ăn sống, làm gỏi, cắt nhỏ và trộn cùng sữa chua, xay sinh tố…) sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn, đặc biệt là lutein – chất giúp bảo vệ mắt trước các tổn thương do ánh sáng và giúp giảm nguy cơ đau tim.

Cải bó xôi xay sinh tố
Cải bó xôi xay sinh tố

Trong khi đó, nếu nấu bằng nhiệt độ cao và trong thời gian dài thì sẽ làm hao hụt lutein và các dưỡng chất, các chất chống oxy hóa khác.

Lưu ý:

  • Mặc dù cải bó xôi dùng tươi sẽ tốt hơn nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán, phân thuốc hóa học… Vì vậy, hãy đảm bảo nguồn rau bạn dùng là an toàn, hợp vệ sinh và đã rửa sạch hoàn toàn nhé!
  • Nếu bạn chọn cách nấu chín thì bạn nên tắt bếp ngay khi rau vừa chín tới (để hạn chế sự hao hụt dưỡng chất) nhé!

Lưu ý khi dùng cải bó xôi – Tác hại của cải bó xôi

  • Cải bó xôi có thể ăn sống, có thể xay ép lấy nước nhưng nếu xào, nấu canh thì sẽ ngon hơn (nên nấu bằng lửa vừa).
  • Ăn quá nhiều cải bó xôi sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng… và làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất của cơ thể (như Zn, Ca và Mg). Vì vậy, bạn cũng không nên chế biến cải bó xôi cùng với các thực phẩm giàu Zn, Ca và Mg… nhé! (ví dụ như không chế biến cùng tôm).
Rau chân vịt (cải bó xôi) có tác dụng gì?
Cải bó xôi (rau chân vịt)

Những người nào không nên dùng cải bó xôi?

  • Người bị sỏi thận và Gút không nên ăn (vì cải bó xôi chứa nhiều chất đạm nên sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn).
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc khác không nên dùng (để tránh tương tác thuốc).
  • Người bị tiểu đường đang dùng thuốc hạ đường huyết cũng không nên ăn cải bó xôi (vì loại rau này cũng gây hạ đường huyết, vì vậy, nếu dùng cùng thuốc thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tụt đường huyết).
  • Người bị thiếu Can xi, thiếu Sắt và rối loạn tuyến giáp không nên dùng.
  • Người trước và sau phẫu thuật (2 tuần) không nên dùng.
  • Người thể tạng hư hàn, sợ lạnh, tay chân lạnh, hay bị lạnh bụng, chướng bụng và người đang bị lao phổi không nên dùng.
  • Cải bó xôi cũng có thể gây dị ứng với những người mẫn cảm.

Bà bầu và trẻ nhỏ có nên dùng cải bó xôi (rau chân vịt) không?

  • Nhìn chung, vào những tháng cuối thai kỳ (giai đoạn sắp sinh), các bà bầu không nên ăn cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina) vì hàm lượng salicylate có trong loại rau này có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh nở (làm kéo dài thời gian chuyển dạ sinh con và gây chảy máu).
  • Ở các giai đoạn khác của thai kỳ thì bà bầu có thể ăn cải bó xôi, tuy nhiên, bà bầu cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên lạm dụng (vì nếu ăn quá nhiều cải bó xôi thì lượng axit oxalic có trong loại rau này sẽ cản trở cơ thể hấp thu khoáng chất, đặc biệt là chất Sắt).
  • Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi cũng không nên dùng loại rau này (vì sẽ dễ bị rối loạn máu).

Cải bó xôi (rau chân vịt) có tên khoa học là gì, tên tiếng Anh là gì?

Cải bó xôi có tên khoa học là Spinacia oleracea.

Trong tiếng Anh, cải bó xôi được gọi là Spinach.

Trong tiếng Trung, cải bó xôi được gọi là 菠菜 (ba thái, [bōcài]).

Tư liệu tham khảo

  1. Công dụng của rau chân vịt, trang bách thảo.
  2. Cải bó xôi điều trị thiếu máu, quáng gà và táo bón, https://caythuoc.org/cai-bo-xoi-rau-chan-vit-dieu-tri-thieu-mau-quang-ga-va-tao-bon.html,
  3. Rau chân vịt có tác dụng gì, trang hellobacsi.
  4. Bà bầu ăn cải bó xôi được không?, trang sống khỏe. medplus.
  5. Ăn cải bó xôi ở dạng nào là tốt nhất?, trang báo cần thơ.
  6. Những ai nên hạn chế ăn cải bó xôi, trang báo lao động.

Xem thêm: Củ kiệu có tác dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 135

Bài viết liên quan

Thuốc trị nám Mori, thông tin và thành phần
Mori trị nám có giúp giảm đau bụng kinh không?
Mori trị nám nội tiết
Thuốc trị nám Mori của lương y Nguyễn Công Đức, giá sỉ và lẻ
Làn da đẹp
Cách đo độ pH của da, sữa rửa mặt, xà phòng và hiểu đúng về độ pH của da

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: béo phì/ da đẹp/ đẹp da dưỡng da/ giảm cân/ hạ huyết áp/ mụn nhọt/ nhuận tràng/ sáng mắt/ táo bón/ thanh nhiệt/ tiểu đường/ trị mụn/ ung thư/ xương khớp

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Phụ nữ à, bạn phải đẹp lên mỗi ngày, dần dần hoàn thiện
Bài viết sau Công dụng của trái ô môi, trái ô môi ngâm rượu trị bệnh gì? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!